Với các nốt mụn đã xuất hiện tình trạng sưng viêm, mụn chuyển tiến nặng, bạn sẽ cần đến những loại thuốc bôi trị mụn mang tính đặc trị và có khả năng tác động mạnh hơn. Dipolac g là một trong những sản phẩm được nhiều người gợi ý. Vậy Dipolac g có trị mụn được không và trị mụn như thế nào?

Dipolac g trị mụn như thế nào?

Với các nốt mụn thông thường bạn sẽ dễ dàng loại bỏ hay cải thiện bởi một số sản phẩm, kem trị mụn. Tuy nhiên, với các nốt mụn đã xuất hiện tình trạng sưng viêm, mụn chuyển tiến nặng, bạn sẽ cần đến những loại thuốc bôi trị mụn mang tính đặc trị và có khả năng tác động mạnh hơn.

Trong số đó, Dipolac g là một trong những loại thuốc bôi trị mụn được đánh giá cao về khả năng điều mụn nặng, mụn viêm. Bởi lẽ, khả năng ức chế mụn nhanh nhờ vào 3 hoạt chất chính, giải quyết trực tiếp vấn đề gây nên mụn – vi khuẩn.

  • Betamethasone dipropionate: Thực chất đây là một loại Corticosteroid tổng hợp, có tác dụng cộng hưởng của glucocorticoid và mineralocorticoid. Chính vì lẽ đó, nhờ vào công năng của hoạt chất này, tình trạng viêm ở các ổ mụn được ức chế nhanh chóng. Tuy nhiên, đây cũng chính là hoạt chất có thể mang đến nhiều rủi ro tiềm tàng hơn hẳn. 
  • Có lẽ, bạn cũng đã từng nghe đến Corticoid, và hoạt chất này cũng tương tự như vậy. Và đây cũng chính là nguyên liệu “vàng” trong các sản phẩm ‘kem trộn” bán tràn lan trên thị trường có khả năng “vi diệu” vừa giúp giải quyết tình trạng viêm, vừa giúp các nốt mụn nhanh lành hơn. Thêm vào đó, hoạt chất này cũng có khả năng giúp da ngậm nước, da mịn màng, nám, sạm cũng dần mờ đi. Đó cũng là lý do vì sao các sản phẩm “kem trộn” chỉ mất 5-7 ngày là giải quyết được mụn.
  • Tuy nhiên, với hàm lượng Corticosteroid lớn, làn da có thể sẽ bị bào mòn, phá hủy tế bào da rất nhanh. Không ít người phải nhận hậu quả với làn da mụn chi chít, mụn sưng viêm, mụn mủ, da nổi mao mạch máu dày đặc.

Dipolac g trị mụn như thế nào?

Dipolac g trị mụn như thế nào?

  • Trong y khoa, Corticosteroid vẫn là hoạt chất có ‘lợi và được ứng dụng. Và chỉ có những người lạm dụng quá nhiều mới gặp phải tác dụng phụ hay rủi ro. Với Dipolac g, hàm lượng Betamethasone dipropionate được kiểm soát và chỉ trong 9 mg. Thêm vào đó, đây là loại thuốc bác sĩ sẽ trực tiếp kê toa, chỉ định về liều lượng cụ thể, thời gian cắt liều đúng lộ trình, hạn chế tối đa biến chứng.
  • Gentamicin: Đây là hoạt chất có tác dụng diệt khuẩn. Vì vậy, khi được thoa lên các ổ mụn, Gentamicin sẽ tấn công và tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn. Số lượng vi khuẩn không còn nhiều sẽ hạn chế việc gây sưng viêm, hay ăn sâu dưới bề mặt da.
  • ClotrimazoleL: Hoạt chất này lại có tác dụng trong việc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn bằng cách làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp protein. Vì vậy, vi khuẩn P.acnes sẽ không thể sinh sôi, phát triển. Các nốt mụn cũng nhờ vậy nhanh chóng thuyên giảm.

Lưu ý khi dùng Dipolac g trị mụn

Như đã chia sẻ kể trên, việc sử dụng Dipolac g trị mụn cũng không hề dễ dàng, thậm chí còn ẩn chứa rủi ro, biến chứng nếu bạn không dùng đúng cách. Vì vậy, khi dùng Dipolac g trị mụn bạn cần lưu ý một số vấn đề sau.

Lưu ý khi dùng Dipolac g trị mụn

Lưu ý khi dùng Dipolac g trị mụn

  • Đây là dạng thuốc bôi ngoài da, bạn cần vệ sinh sạch vùng da cần điều trị, lau khô hoặc chờ da khô thì thoa thuốc lên đầu các nốt mụn đó.
  • Bạn không nên dùng thuốc khắp mặt. Đặc biệt cần tránh các vùng da nhạy cảm như mắt, mũi, miệng và các vết thương hở.
  • Khi đã thoa thuốc bạn không nên để vùng da đó tiếp xúc vật lý với da của người khác. Vì lúc này, thuốc có thể thấm vào da và khiến làn da từ khỏe mạnh thành thương tổn.
  • Không nên bó hoặc bọc vùng da đã thoa thuốc vì có thể khiến thuốc ngấm mạnh hơn, sâu hơn và gây nên những hậu quả nghiêm trọng khác.
  • Về liều lượng, mỗi lần thoa bạn chỉ nên dùng một lượng nhỏ, có thể thoa 2-3 lần trong ngày.
  • Bạn nên thoa thuốc đều đặn đúng theo chỉ định của bác sĩ về mặt liều lượng trong ngày cùng như thời gian bao lâu.
  • Khi dùng thuốc bạn cần chống nắng cho da cẩn thận để hạn chế da bị bắt nắng thâm sạm.
  • Tác dụng phụ của thuốc có thể là tình trạng da nóng rát, ngứa ngáy, nổi mề đay, phát ban, phù mạch. Nghiêm trọng hơn, có thể xuất hiện một số chuyển tiến như rối loạn điện giải, xơ xương, teo cơ.