Bên cạnh các nốt mụn đầu đen, đầu trắng dễ xử lý thì các nốt mụn mủ thường khó trị hơn hẳn và nguy cơ lây nhiễm cũng cao hơn. Vậy có nên nặn mụn mủ hay không? Cùng nghe bác sĩ da liễu Khánh Huệ (Giám đốc Dr. Huệ Clinic & Spa) bật mí bí mật!
BẠN ĐỌC HỎI: “Chào bác sĩ! Da mặt em hiện chỉ có vài nốt mụn mủ sưng đỏ nên em cũng ngại đến spa. Em không biết có nên nặn mụn mủ hay không, và liệu khi nặn tại nhà có nguy hiểm gì không? Mong bác sĩ giải đáp.” - Mỹ Hạnh (22 tuổi, Tân Phú).
BÁC SĨ TRẢ LỜI: Chào Mỹ Hạnh! Mụn mủ là một trong những loại mụn thuộc top “cứng đầu” khó trị và cũng dễ kéo theo nhiều biến chứng nếu xử lý không đúng cách. Không riêng bạn, “có nên nặn mụn mủ hay không?” cũng là câu hỏi được nhiều bạn khác quan tâm. Sau đây bác sĩ Khánh Huệ (Giám đốc Dr. Huệ Clinic & spa) sẽ lần lượt giải đáp từng câu hỏi của bạn.
Nguy hiểm tiềm ẩn khi nặn mụn mủ tại nhà
Nếu các nốt mụn đầu đen, đầu trắng hay mụn ẩn chỉ thường là các nốt mụn có nhân nhỏ, cứng, dễ lấy thì mụn mủ chứa các dịch mủ, máu nhiễm trùng vừa khó lấy triệt để vừa mang đến nhiều nguy cơ khi tự ý nặn mụn tại nhà.
- Nguy cơ nhiễm trùng cao
Mức nguy hiểm cao nhất khi bạn tự ý nặn mụn tại nhà không đúng cách đó là khả năng nhiễm trùng máu cao. Và sau đó là nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng. Sau khi nặn mụn mủ tại nhà nếu bạn xuất hiện những biểu hiện như nóng sốt, người đau nhức, mệt mỏi thì đó là dấu hiệu của nhiễm trùng máu.
Bởi lẽ, các nốt mụn mủ khi kỹ năng nặn mụn của bạn không đạt chuẩn rất dễ gây nên tình trạng vỡ mạch máu ngay vùng da mụn đó và từ đó vi khuẩn dễ lây lan vào đường mạch máu gây viêm, nhiễm trùng nặng.
- Mụn lây lan trên diện rộng
Nếu bạn không xử lý kịp thời dịch mủ và phần máu nhiễm trùng sẽ lây lan sang các vùng da lân cận. Và từ đó vi khuẩn sẽ được dịp xâm nhập vào các nang lông và tấn công hình thành nên mụn.
Vì vậy, khi nặn mụn mủ bạn phải luôn chuẩn bị sẵn bông y tế, gạc hay bông tẩy trang để thấm phần dịch mủ, máu nhiễm khuẩn hạn chế tối đa việc lây nhiễm, khiến mụn lây lan trên diện rộng.
- Sẹo thâm và rỗ sau mụn
Khi các mao mạch máu tại nốt mụn bị phá vỡ, tại vùng da đó sau mụn chắc chắn sẽ hình thành vết thâm do tụ máu. Ngoài ra, nếu kỹ thuật nặn mụn của bạn không đúng khoa học, có thể sẽ làm tổn thương sâu dưới chân mụn. Nếu vùng tổn thương quá lớn, mà bạn không chăm dưỡng kỹ lưỡng sau đó để thúc đẩy mô tế bào phục hồi thì việc hình thành sẹo rỗ sau mụn là điều khó tránh khỏi.
Có nên nặn mụn mủ hay không?
Như đã nói, mụn mủ là loại mụn ẩn chứa nhiều hiểm họa và nguy cơ lây nhiễm rất cao nếu không điều trị hay xử lý đúng cách. Tuy nhiên, nói như vậy không đồng nghĩa với việc không làm gì với các nốt mụn mủ đó.
Với câu hỏi có nên nặn mụn mủ hay không thì câu trả lời của bác sĩ là có. Tuy nhiên trước khi nặn bạn cần xác định 4 yếu tố sau:
- Nốt mụn mủ có đầu đã khô, gom còi là các nốt mụn đã đủ “chín muồi” để nặn.
- Cần tránh các nốt mụn chứa mủ sưng to nhưng không thấy đầu mụn, sờ vào cảm giác mềm và ứ mủ đọng dưới da.
- Tránh các nốt mụn mủ có màu vàng, khi vỡ có mùi hôi và thường mọc thành mảng tạo cảm giác đau rát khó chịu.
- Tránh các nốt mụn đinh râu, mụn bọc ác tính thường mọc quanh vùng miệng và mũi (tam giác chết), các nốt mụn này khi sờ vào thường tạo cảm giác châm chích và đau nhức.
Có thể nói, mụn mủ cũng như các nốt mụn khác, cần lấy sạch nhân mụn ra khỏi ổ mụn. Đồng thời cần loại bỏ sạch mủ, phần máu đã nhiễm khuẩn ra ngoài. Chỉ khi không còn nhân mụn, máu độc vùng da tại các nốt mụn đó mới sớm tái tạo và phục hồi.
Dù vậy, như đã nói, các nốt mụn mủ sẽ ẩn chứa tiềm tàng nhiều nguy cơ gây hại nếu bạn nặn phải các nốt mụn chưa già hay các nốt mụn cấm kỵ.
Vì thế nếu không chắc chắn với các nốt mụn đó bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể.