"Khi bị mụn sau mỗi lần tẩy da chết da dễ đỏ và mụn hơn." Vậy liệu da mụn có nên tẩy tế bào chết? Nghe chia sẻ từ bác sĩ da liễu Khánh Huệ (Giám đốc Dr. Huệ Clinic & Spa) để điều chỉnh quy trình chăm sóc da của mình thêm khoa học!
BẠN ĐỌC HỎI: “Chào bác sĩ! Trước kia mặt em không có mụn em cũng thường xuyên tẩy da chết, nhưng khi bị mụn thì em không dám tẩy da chết nữa. Vì sau mỗi lần lần tẩy da chết da dễ đỏ và mụn hơn. Nhưng theo em tìm hiểu, da mụn vẫn nên tẩy da chết. Mong bác sĩ cho em lời khuyên da mụn có nên tẩy da chết?” - Như Ngọc (23 tuổi, Long An).
BÁC SĨ TRẢ LỜI: Chào Như Ngọc! Có lẽ trong quá trình bị mụn việc chăm sóc da gây nên không ít phiền toái cho các bạn. Thực tế thì, quá trình chăm sóc da tại nhà quyết định không nhỏ đến việc hỗ trợ điều trị mụn. Vậy nên việc bạn thắc mắc về vấn đề tẩy da chết cho da mụn là hoàn toàn hợp lý. Và đây có lẽ cũng là một trong những hiểu lầm tai hại mà nhiều bạn mắc phải.
Dưới đây bác sĩ Khánh Huệ (Giám đốc Dr. Huệ Clinic & Spa) sẽ chia sẻ kiến thức chăm sóc da cũng như giải đáp câu hỏi của bạn cụ thể nhất. Tham khảo ngay!
Da mụn có nên tẩy tế bào da chết?
Trên thực tế, nguyên nhân gây nên mụn là do tình trạng bụi bẩn, vi khuẩn kết hợp cùng dầu thừa ứ đọng trong lỗ chân lông mà thành. Trong khi đó, dầu thừa bị ứ đọng, không thể thoát ra ngoài cũng do làn da không được thông thoáng, lớp tế bào da chết trên bề mặt da không được làm sạch thường xuyên, lâu dần tạo thành lớp sừng hóa.
Khi lớp tế bào da chết ngày càng dày thì việc bạn sử dụng kem dưỡng, kem đặc trị cũng đều không mang lại kết quả tối ưu. Chưa kể, việc bị ứ đọng dưỡng chất trên da cũng vì thế và đó là việc kéo theo mụn.
Chính vì những nguyên do trên, các bác sĩ da liễu khuyên rằng, bất kể làn da nào cũng cần được tẩy da chết, ngay cả da mụn hay da nhạy cảm. Về cơ bản, da mụn và da nhạy cảm là những làn da rất “khó chiều” và khó chăm sóc.
Mặc dù bác sĩ da liễu thường khuyên bệnh nhân nên tối giản quy trình chăm sóc da nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc loại bỏ bước tẩy da chết. Như đã chia sẻ, bước tẩy da chết cũng góp phần không nhỏ trong việc ngăn ngừa mụn tái phát và hỗ trợ việc trị mụn tốt hơn.
Những sai lầm thường gặp khi tẩy da chết cho da mụn
Trong trường hợp của Như Ngọc, tẩy da chết da ửng đỏ và nổi mụn thêm có thể vì bạn chưa tẩy da chết đúng cách. Liệu bạn có đang mắc phải một trong những sai lầm dưới đây.
- Tẩy da chết quá nhiều lần:
Tẩy da chết là bước chăm sóc da cần thiết, tuy nhiên bác sĩ không khuyến khích bạn thực hiện quá thường xuyên. Ngay cả với làn da khỏe mạnh cũng chỉ nên tẩy da chết 2-3 lần/ tuần. Trong khi đó làn da mụn vốn đang nhạy cảm và yếu ớt bạn chỉ nên tẩy da chết 1 lần/ tuần. Tẩy da chết quá nhiều lần sẽ dẫn đến việc làn da mỏng hơn, rất dễ bị bắt nắng và kích ứng.
- Chà xát mạnh tay:
Thực tế, nhiều bạn rất hay mắc phải sai lầm này. Hầu hết mọi người đều cho rằng chà xát mạnh thì các lớp da chết sừng hóa mới có thể bong đi một cách sạch sẽ. Tuy nhiên, thậm chí với làn da khỏe thì đây cũng không là một điều cần tránh. Chà xát càng mạnh gây nên những lực cơ học không chỉ không giúp làm sạch hơn mà còn có thể khiến da nhanh chùng nhão và chảy xệ.
Đối với da mụn, bất kỳ một tác động ngoại lực nào cũng đều có thể khiến các nốt mụn vô tình bị tác động làm sưng viêm hơn, các nốt mụn mủ có thể bị vỡ và dịch mủ lây lan sang các vùng da lân cận khiến mụn nhanh bùng phát trên diện rộng.
- Chọn sản phẩm tẩy da chết không phù hợp:
Có lẽ bạn cũng biết rằng mỗi loại da có tính chất khác nhau, nhu cầu khác nhau và cần được chăm sóc ở chế độ khác nhau. Và da mụn cũng thế cũng cần sử dụng từng loại sản phẩm riêng biệt. Với da mụn những loại tẩy da chết có hạt thường dễ khiến da ửng đỏ, mụn bị vỡ. Các sản phẩm chứa cồn, chất bảo quản cũng là nhân tố dễ khiến da bị căng, phá vỡ mất lớp bảo vệ da lipid.
- Không chăm sóc da sau khi tẩy da chết:
Sau khi tẩy da chết, đây là thời điểm lý tưởng để bạn bổ sung các dưỡng chất nuôi dưỡng, dưỡng ẩm cũng như đặc trị mụn cho da. Tuy nhiên, bạn vẫn nên nhớ rằng cần lựa chọn các sản phẩm phù hợp cho da.
Tẩy da chết cho da mụn đúng cách
Tẩy da chết những tưởng là bước đơn giản nhưng thực tế chỉ cần thao tác sai hoặc chọn sai sản phẩm, làn da sẽ phải chịu nhiều hậu quả về sau. Đặc biệt với làn da mụn, tẩy da chết lại càng phải tuân thủ các nguyên tắc khoa học để tránh tình trạng mụn nghiêm trọng hơn.
Vậy, tẩy da chết cho da mụn sao cho đúng?
Lựa chọn đúng sản phẩm tẩy da chết
Đầu tiên bạn cần phân biệt loại mụn mà bạn đang mắc phải mụn đầu đen, mụn ẩn, mụn sưng viêm, mụn bọc mủ để lựa chọn sản phẩm tẩy da chết phù hợp.
Nếu hiện da bạn chỉ bị những nốt mụn đầu đen hay mụn cám, bạn có thể sử dụng các công thức tẩy da chết từ các nguyên liệu tự nhiên từ bột yến mạch, cám gạo, hoặc chanh. Hoặc để tiện lợi hơn bạn có thể chọn các sản phẩm tẩy da chết dạng vật lý, dạng hạt vẫn có thể.
Trong trường hợp da bạn có mụn sưng viêm, mụn mủ, mụn nội tiết thì các sản phẩm tẩy da chết cơ học không còn phù hợp. Thay vào đó bạn nên chọn những sản phẩm dạng gel, dạng lỏng hoặc lotion. Không chỉ vừa dịu nhẹ mà cũng hạn chế tối đa tác động lên mụn.
- Thao tác khi tẩy da chết
Dù là tẩy da chết với nguyên liệu tự nhiên hay với các sản phẩm dạng gel, dạng lỏng, bạn vẫn cần cân nhắc trong thao tác trên da. Ngoài việc tác động đến các nốt mụn, các thao tác ngoại lực của bạn có thể khiến da bị chảy xệ. Do đó, chỉ nên dùng đầu ngón tay massage nhẹ nhàng hình xoắn ốc từ trong ra ngoài để từ từ làm bong lớp da chết mà không ảnh hưởng đến làn da.
- Số lượng/ tuần
Như đã biết, tẩy da chết càng nhiều làn da lại càng mỏng và khả năng da bị bắt nắng dễ thâm mụn hay nám da là điều khó tránh. Vậy nên bạn chỉ nên tẩy da chết 1 lần/ tuần là đủ. Khi da khỏe hơn, bạn có thể tăng lên 2-3 lần/ tuần.
- Chăm sóc da sau tẩy da chết
Sau khi tẩy da chết, thực tế da sẽ dễ bắt nắng hơn, nhạy cảm hơn vì vậy bạn cần che chắn cẩn thận cho da khi ra ngoài. Thêm vào đó, khi lớp da chết được lấy đi cũng là lúc làn da thông thoáng hơn, và hấp thụ dưỡng chất tốt nhất. Vậy nên hãy sử dụng kem dưỡng, kem đặc trị mụn lúc này để tăng hiệu quả tối đa.
Hy vọng qua những chia sẻ trên bạn đã có thể tự trả lời liệu da mụn có nên tẩy tế bào chết? Và quan trọng hơn, bạn đã biết tẩy da chết như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất cho làn da.