Bạn tự nặn mụn tại nhà nhưng chưa biết trước khi nặn mụn nên làm gì? Bài viết này là dành riêng cho bạn. Cùng bác sĩ Khánh Huệ (Giám đốc Dr. Huệ Clinic & Spa) tìm hiểu kỹ hơn về quy trình chuẩn bị trước và chăm sóc da sau nặn mụn!
BẠN ĐỌC HỎI: “Chào bác sĩ! Hiện tại em còn đi học nên tài chính của em chưa đủ để đến spa lấy mụn, vì vậy em muốn tự nặn mụn tại nhà. Tuy nhiên, em thường thấy các spa đưa ra quy trình nặn mụn rất nhiều bước, sử dụng nhiều máy móc mà tại nhà em không có. Vậy nếu em muốn tự xử lý tại nhà thì trước khi nặn mụn nên làm gì, chuẩn bị gì ạ?” - Hoàng Lan (17 tuổi, Quận 12)
BÁC SĨ TRẢ LỜI: Chào Hoàng Lan! Bác sĩ hiểu vấn đề của em, quả thật chi phí để thăm khám và điều trị cũng như lấy mụn tại các spa có thể vượt xa khả năng của em. Vì vậy, bác sĩ sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi “trước khi nặn mụn nên làm gì?” cũng như giúp bạn xây dựng quy trình nặn mụn và chăm sóc da chuẩn sau khi nặn mụn tại nhà để hạn chế sẹo thâm và sẹo rỗ sau mụn.
3 loại mụn bạn không nên tự xử lý
Việc đầu tiên trước khi đi vào quy trình nặn mụn bạn cần phải xác định rõ một điều rằng những nốt mụn của bạn đã “chín muồi” có thể nặn chưa. Về cơ bản, mụn có rất nhiều loại mụn đầu đen, đầu trắng, mụn bọc mủ, mụn đinh râu. Và mỗi loại mụn cũng biểu thị mức độ nặng nhẹ, tính chất nguy hiểm khác nhau.
Nếu các nốt mụn đầu đen, đầu trắng thường có thể thấy đầu mụn và thao tác lấy mụn cũng dễ dàng hơn, thì các nốt mụn bọc mủ khó lấy hơn. Không chỉ là nhân mụn đi kèm trong ổ mụn bọc còn là mủ và phần máu đã bị nhiễm khuẩn. Nếu không biết cách xử lý, các ổ mụn này sẽ lây lan sang các vùng da lân cận, chưa kể có thể dẫn đến nhiễm trùng máu nguy hại đến tính mạng.
Suy cho cùng, trước khi muốn nặn mụn bạn cần xác định những nốt mụn nào có thể lấy và những nốt mụn nào tuyệt đối không nên tự xử lý tại nhà.
3 loại mụn bạn không nên tự nặn tại nhà:
- Mụn bọc có mủ sưng viêm to, tấy đỏ, khi sờ vào có cảm giác mềm, mủ ứ dưới da nhưng lại không thấy đầu nhân mụn.
- Mụn có mủ màu vàng có mùi hôi, thường có cảm giác đau rát và mọc thành từng mảng lớn. Khi các nốt mụn bị vỡ, nước mủ sẽ lây rất nhanh và vi khuẩn sẽ xâm nhập vào vùng da lân cận sinh ra nhiều mụn hơn.
- Mụn đinh râu, mụn bọc ác tính đầu mụn như một sợi râu, khi sờ vào thường cảm giác châm chích và đau nhức quanh vùng mụn và đi kèm đó có thể là sốt, mệt mỏi.
Trước khi nặn mụn nên làm gì?
Nếu đã xác định được những nốt mụn của mình đã đủ “già” để nặn mụn thì bạn có thể bắt tay vào tiến hành chuẩn bị và nặn mụn. Khâu chuẩn bị trước khi nặn cũng quan trọng không kém. Bởi lẽ, thao tác nặn mụn có dễ dàng hay không, da sau khi nặn có bị để lại thâm, sẹo rỗ hay mụn có lây lan nhiều thêm không đều phụ thuộc vào khâu chuẩn bị này.
3 bước chuẩn bị trước khi nặn mụn
- Bước 1: Vệ sinh da mặt sạch sẽ
Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc sữa rửa mặt chuyên dành cho da mụn để vệ sinh da mặt. Đừng quên tẩy trang nếu bạn có bôi kem chống nắng. Và sau đó, bạn nên tẩy da chết, bạn có thể sử dụng tẩy da chết vật lý hoặc hóa học. Tuy nhiên, bạn nên dùng tẩy da chết hóa học bằng các loại acid trái cây nhẹ, AHA hoặc BHA cho da dầu để hạn chế việc cọ xát mạnh làm vỡ các nốt mụn.
Việc vệ sinh da với đầy đủ bước tẩy trang, rửa mặt, tẩy da chết sẽ giúp loại bỏ sạch sẽ các bụi bẩn, dầu thừa, vi khuẩn chiếm ngự trên da. Nhờ vậy, bạn sẽ hạn chế được tình trạng khi nặn mụn tạo nên các vết thương hở, không có bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
- Bước 2: Vệ sinh tay và dụng cụ nặn mụn
Khi nặn mụn sẽ tạo nên các vết thương hở, tay và dụng cụ nặn mụn chính là con đường để vi khuẩn xâm nhập. Do đó, khi đã đảm bảo bề mặt da sạch sẽ thì bạn cần vệ sinh tay và dụng cụ nặn mụn. Bạn có thể sử dụng cồn, oxy già, nước muối để vệ sinh tay, dụng cụ nặn. Hoặc bạn có thể dùng nước sôi 100 độ C để rửa dụng cụ nặn mụn, triệt tiêu các vi khuẩn tiềm ẩn. - Bước 3: Xông hơi da mặt
Xông hơi da mặt là nước không thể thiếu giúp giãn nở lỗ chân lông giúp bạn dễ dàng lấy nhân mụn hơn. Ngoài ra xông hơi còn giúp lưu thông và tuần hoàn mạch máu giúp da thêm hồng hào và tươi khỏe hơn.
Với da mụn bạn nên xông hơi với nước nóng nấu cùng sả, gừng và chanh tươi, chút muối, vừa giúp đẩy nhân mụn vừa giúp kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Bạn nên để nước ở 40 độ C và xông cách mặt 30-40 cm. Chỉ nên xông mặt 10-15 phút, không nên để quá lâu.
3 điều không thể bỏ qua sau nặn mụn
- Đắp mặt nạ cho da sau mụn
Sau khi nặn mụn vùng da dễ bị sưng đỏ, tại các nốt mụn da cũng kích ứng hơn. Các loại mặt nạ chuyên dụng sẽ bổ sung độ ẩm cho da, dưỡng chất, các hoạt chất nhằm kháng viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa mụn tái phát. - Dùng miếng dán mụn
Miếng dán mụn không chỉ đóng vai trò như hàng rào che chắn giúp ngăn ngừa bụi bẩn, vi khuẩn từ môi trường ngoài tác động đến vùng da sau nặn mụn. Ngoài ra miếng dán mụn còn tạo môi trường ẩm, đây là môi trường lý tưởng để các mô tế bào nhanh tái tọa và lành vết thương. - Bảo vệ da trước khi ra ngoài
Phần da sau mụn đang phục hồi nên thường rất mỏng, yếu ớt và dễ kích ứng. Nếu không che chắn kỹ lưỡng, bảo vệ da trước khói bụi, ánh nắng mặt trời làn da sẽ dễ bị thâm sau mụn.
Hy vọng qua bài viết trên bạn có thể xác định được nốt mụn nào có thể nặn và nốt mụn nào là không thể. Ngoài ra, đừng quên bỏ túi kiến thức chuẩn bị trước và chăm sóc da sau khi nặn mụn.