Nếu bạn đang sở hữu những nốt mụn bọc và đang không biết tự ý nặn có sao không thì đừng bỏ qua bài viết này. Bỏ túi ngay kiến thức hướng dẫn cách nặn mụn bọc bị chai cứng dưới da an toàn cũng như cách chăm sóc da sau nặn mụn.
Tự ý nặn mụn bọc có sao không?
Bên cạnh những nốt mụn đầu đen, đầu trắng dù gây mất thiện cảm nhưng lại dễ dàng “tiêu diệt” thì các nốt mụn bọc mủ lại khiến chúng ta phải dè chừng. Vậy liệu tự ý nặn mụn có sao không?
Thực tế, mụn bọc cũng có nhiều loại, với những nốt mụn bọc đã khô, còi đã gom lại bạn vẫn có thể tự lấy nhân mụn tại nhà. Tuy nhiên, bạn cần xác định được nốt mụn đó đã “chín muồi”, cồi đã khô và gom. Và hơn hết, nốt mụn bọc đó không rơi vào các trường hợp nốt mụn cấm kỵ tuyệt đối không thể tự xử lý tại nhà.
Nếu nốt mụn rơi vào một trong ba trường hợp sau bạn tuyệt nhiên không nên “tự xử” tại nhà:
- Mụn bọc có mủ sưng viêm to, tấy đỏ nhưng lại không thấy cồi cũng như đầu nhân mụn.
- Mụn có mủ trắng nhưng thường mọc theo từng mảng lớn, mũ màu vàng có mùi hôi, tạo cảm giác đau rát. Loại mụn này rất dễ lây lan nếu bạn không xử lý đúng cách.
- Mụn đinh râu, bọc ác tính có dầu mụn là một chấm đen, mụn sưng to, gây cảm giác đau nhức quanh vùng mụn và đi kèm đó có thể là sốt, mệt mỏi. Các nốt mụn này bạn không thể tự xử lý tại nhà vì nguy cơ nhiễm trùng máu rất cao, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Có thể nói, việc tự ý nặn mụn bọc tại nhà ẩn chứa nhiều rủi ro. Tuy nhiên, nếu bạn nắm chắc được quy trình nặn mụn, cách thức nặn cũng như xác định được đó là loại mụn ngoài “vòng cấm” thì bạn hoàn toàn có thể.
Ba trường hợp nốt mụn cấm kỵ không tự nặn tại nhà
Hướng dẫn cách nặn mụn bọc bị chai cứng dưới da an toàn
Nếu bạn đã xác định được nốt mụn đang ngự trị trên làn da của bạn đã đủ “chín muồi” và bạn hoàn toàn tự tin vào kỹ năng của mình thì có thể bắt tay vào thực hiện theo hướng dẫn cách nặn mụn bọc bị chai cứng dưới da an toàn:
- Bước 1: Vệ sinh da mặt sạch sẽ
Việc đầu tiên của quy trình nặn mụn là bạn luôn phải chuẩn bị làn da mặt sạch sẽ. Vì khi đó vi khuẩn trên bề mặt nốt mụn cũng như bề mặt da đã được “dọn” sạch. Suốt quá trình nặn mụn hạn chế được vi khuẩn xâm nhập khiến nốt mụn nghiêm trọng hơn. - Bước 2: Vệ sinh tay và dụng cụ nặn mụn
Khi nặn mụn bạn cần sử dụng đôi bàn tay của mình và các dụng cụ nặn mụn chuyên dụng. Chính vì thế, bạn cần hạn chế mọi “con đường” vi khuẩn có thể theo đó đến làm “ổ” trên làn da của bạn bằng việc vệ sinh tay và dụng cụ. Bạn có thể dùng còn, oxy già hoặc nước sôi 100 độ để rửa dụng cụ. - Bước 3: Xông hơi
Không chỉ có tác dụng trong việc giúp lưu thông máu huyết cho da hồng hào hơn mà xông hơi còn giúp nở lỗ chân lông. Nhờ vậy, các nốt mụn ẩn cũng được đẩy lên trên bề mặt da, đầu cồi mụn cũng giãn nở giúp thao tác nặn mụn dễ dàng hơn.
Nên dùng nước sôi ở 40 độ C và xông trong vòng 5-10 phút. Không nên dùng nước quá nóng và không để mặt quá sát với bề mặt nước, nên cách khoảng 30-40 cm.
- Bước 4: Nặn mụn
Sau khi xông hơi, bạn nên lau nhẹ mặt qua bằng khăn sạch để hạn chế nước đọng trên bề mặt da. Tiếp đến với dụng cụ nặn mụn, bạn nên lấy đầu kim tạo thành một điểm trên đầu nhân mụn để “mở đường” cho cồi mụn dễ thoát ra ngoài hơn.
Sau đó bạn có thể dùng tay để nặn nhưng nên bọc đầu ngón tay bằng bông tẩy trang hoặc gạc y tế vừa giúp hạn chế vi khuẩn, vừa chấm thấm khi mủ hoặc máu từ ổ mụn chảy ra. Hãy dùng đầu ngón tay tạo áp lực từ các vùng xung quanh nốt mụn, dồn về đầu nhân mụn để đẩy cồi mụn ra ngoài.
Nên nhớ hãy chắc chắn rằng bạn đã lấy hết cồi mụn, máu độc từ ổ mụn trước khi dừng lại nếu không nốt mụn sau đó sẽ lại càng nặng hơn và lây lan nhiều hơn.
- Bước 5: Vệ sinh lại da mặt và chăm sóc sau nặn
Sau khi đã hoàn tất việc nặn mụn, bạn cần vệ sinh lại mặt bằng nước muối nhằm ngăn ngừa trường hợp dịch từ nốt mụn lây lan sang các vùng da lân cận. Bên cạnh đó, bạn nên dùng miếng dán mụn để hạn chế vi khuẩn, bụi bẩn bám vào nốt mụn - bây giờ đã là vết thương hở. Miếng dán mụn còn giúp tạo môi trường ẩm thúc đẩy da tái tạo tế bào, vết thương nhanh lành hơn.
Hướng dẫn cách nặn mụn bọc bị chai cứng dưới da an toàn
Chăm sóc da sau khi nặn mụn bọc tại nhà
Sau nặn mụn là giai đoạn làn da cần tái tạo phục hồi lại các tế bào đã bị tổn thương. Và đây cũng là giai đoạn vô cùng quan trọng, nguy cơ da bị thâm sau mụn và để lại sẹo rỗ cao nếu không chăm sóc da sau mụn đúng cách.
Vì vậy, sau khi nặn mụn bạn cần lưu ý 4 vấn đề sau:
- Không sờ tay lên vùng mới nặn mụn, không chỉ tăng nguy cơ nhiễm trùng mà còn khiến da tăng sinh melanin gây thâm mụn.
- Nên sửa mặt bằng nước muối 1-2 ngày sau nặn mụn vì thời gian đầu tại vùng da đó vẫn là vết thương hở rất nhạy cảm với các nhân tố từ bên ngoài.
- Không sử dụng sản phẩm chăm sóc da sau khi vừa nặn mụn xong các sản phẩm chứa nhiều dưỡng chất, nhiều thành phần có thể khiến da dễ kích ứng và nổi thâm do da lúc này nhạy cảm hơn.
- Khi ra ngoài cần che chắn, khẩu trang kỹ lưỡng để tránh tiếp xúc khói bụi và ánh nắng. Bụi bẩn có thể khiến nốt mụn đó nhiễm trùng và hình thành lại mụn. Trong khi đó, ánh nắng mặt trời là tác nhân khiến thâm mụn hình thành. Vậy nên cần che chắn kỹ lưỡng. Nên dùng kem chống nắng sau 2 ngày nặn mụn.
4 lưu ý sau khi nặn mụn
Tự ý nặn mụn bọc thường đem đến nhiều rủi ro, nguy cơ mụn nặng hơn, lây lan sang các vùng lân cận và thậm chí là nhiễm trùng máu. Trước hết bạn cần xác định nốt mụn của bạn đã đủ “chín muồi” chưa, và sau đó hãy thực hiện theo hướng dẫn cách nặn mụn bọc bị chai cứng dưới da an toàn cũng như chăm sóc da sau nặn mụn đúng cách.
Với những trường hợp mụn mủ nặng và rơi vào những nốt mụn “cấm kỵ” hãy tìm đến những phòng khám da liễu uy tín để được xử lý sớm.