Betacylic hay còn được biết đến với tên gọi thuốc mỡ. Betacylic có trị mụn được không và trị mụn như thế nào? Hãy cùng khám phá câu trả lời qua bài viết dưới đây!

 Betacylic là gì có trị mụn được không?

Betacylic hay còn được biết đến với tên gọi thuốc mỡ.  Tuy nhiên, thuốc mỡ chỉ là một loại của Betacylic. Trong khi đó, Betacylic còn được điều chế ở nhiều hình thức như kem, gel, thuốc dán, thuốc bôi, nước gội đầu, xà phòng. Thuốc Betacylic thường được chỉ định hỗ trợ điều trị trong các trường hợp viêm da tiết bã nhờn, vảy nến, vảy da đầu và các trường hợp bệnh da tróc vảy khác, trị mụn cơm, hay chứng tăng sừng khu trú ở gan bàn chân, bàn tay, mụn trứng cá thường. 

Quay trở lại với câu hỏi “Betacylic có trị mụn được không?” và câu trả lời là được. Bởi lẽ, thành phần chính của thuốc là acid salicylic. Đây là một loại acid đặc biệt phổ biến trong việc điều trị mụn. Bởi lẽ, không chỉ có tính kháng viêm, diệt khuẩn mà acid salicylic còn có khả năng loại bỏ tế bào da chết, dầu thừa rất hiệu quả. 

Tế bào da chết lâu ngày sẽ dần trở thành lớp sừng hóa, che lấp lỗ chân lông. Và đây là lý do khiến dầu thừa không thể thoát ra ngoài. Và điều này tạo điều kiện để vi khuẩn ngày càng tăng nhanh hơn, tác động đến vùng da dưới nang lông. Từ đó, gây nên hiện tượng sưng viêm, mụn mủ. 

Dầu thừa bị sản sinh quá nhiều cũng là yếu tố khiến vi khuẩn P. acnes bị che lấp dưới đáy nang lông. Từ đây, vi khuẩn sẽ tìm cách thoát ra ngoài bằng cách tiết các chất tác động đến vùng da xung quanh. Và hệ miễn miễn dịch sẽ ngay lập tức được kích hoạt gây nên tình trạng mụn viêm. 

Đó chính là lý do thuốc Betacylic viêm da tiết bã nhờn, vảy nến hay các triệu chứng tăng sừng và đặc biệt là với mụn. Thành phần acid salicylic trong thuốc được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc và điều trị mụn. 

Hiện Betacylic được sản xuất ở nhiều dạng khác nhau: dạng thuốc mỡ- đây là dạng phổ biến nhất, dạng kem, dạng gel, dạng thuốc dán, thuốc sức sử dụng bên ngoài da rất dễ dàng và thuận tiện. Thêm vào đó, trong các trường hợp mọc mụn ở da đầu hay viêm da bã nhờn da đầu, có thể sử dụng Betacylic ở dạng dầu gội, hay mụn ở lưng, ngực cũng có sản phẩm xà phòng  Betacylic giúp hỗ trợ tẩy da chết, cải thiện viêm nhiễm, kiểm soát dầu thừa và tiêu mụn nhanh.  

 Betacylic là gì có trị mụn được không?

Betacylic trị mụn được không?

Lưu ý khi dùng Betacylic trị mụn

Đối với việc dùng Betacylic trị mụn không phải ai cũng biết cách sử dụng sao cho phù hợp và đúng cách nhất. Cũng như các sản phẩm trị mụn chứa acid salicylic khác, nếu không tuân thủ các lưu ý khi sử dụng có thể sẽ khiến da, các ổ mụn dễ mẫn cảm hơn. 

Vì vậy. bạn cần lưu ý một số vấn đề khi dùng Betacylic trị mụn hạn chế biến chứng.

  • Betacylic trị mụn hoàn toàn đều là các dạng bôi ngoài da và tuyệt đối không dùng để uống. Tuy nhiên, Betacylic có nhiều dạng sẽ phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng của bạn. 
  • Dạng thuốc mỡ, thuốc bôi, kem: bạn cần vệ sinh sạch vùng da bị mụn, sau đó thoa một lớp mỏng thuốc lên từng nốt mụn đó. 
  • Dạng gel: bạn cần vệ sinh và làm ẩm vùng da trong vòng 5 phút sau đó thoa lớp gel mỏng lên nốt mụn, lúc này da sẽ dễ hấp thu dưỡng chất hơn. 
  • Dạng thuốc dán: bán cũng cần vệ sinh vùng da mụn, lau khô, sau đó cắt miếng dán mụn với kích cỡ đủ bao phủ nốt mụn và dán lên nốt mụn đó. Với hình thức này phù hợp cho bạn sử dụng vào ban ngày, khi phải hoạt động bên ngoài nhiều. Thuốc dán này cũng như một lớp màng bảo vệ mụn trước vi khuẩn hay bụi bẩn tấn công. 

Lưu ý khi dùng Betacylic trị mụn

Lưu ý khi dùng Betacylic trị mụn

Bạn có thể dùng 1-3 lần/ ngày. Lưu ý bạn chỉ nên dùng liều lượng vừa đủ, thoa một lớp mỏng nhẹ và chỉ tập trung đến vùng nốt mụn và tránh lây lan sang vùng da khác. Vì thành phần acid salicylic có thể khiến da ửng đỏ. 

Thành phần acid salicylic khi dùng quá nhiều có thể khiến da gặp phải các triệu chứng nóng rát, châm chích và da kích ứng nhẹ. Bên cạnh đó, nếu dùng với liều lượng lớn và liên tục trong thời gian dài, bạn có thể sẽ bị hiện tượng ngộ độc salicylat. Không chỉ là kích ứng da, mà cơ thể còn mệt mỏi, đau đầu, nghe tiếng vo vo bên tai, loét da. 

Do đó, bạn nên cân nhắc kỹ cũng như tham khảo, đọc kỹ hướng dẫn khi sử dụng. 

Đặc biệt bạn không nên dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.