Spironolactone hay còn gọi là thuốc lợi tiểu. Vậy Spironolactone có trị mụn được không và trị mụn như thế nào?
Spironolactone trị mụn như thế nào?
Spironolactone hay còn được gọi là Spiro, đây không phải là một loại thuốc kháng sinh trị mụn mà là thuốc được sử dụng với mụn đích lợi tiểu. Vậy Spironolactone có trị mụn được không?
Câu trả lời là có. Thực tế, Spironolactone trị mụn vốn không phải là một phương pháp mới. Tuy nhiên ngày nay với sự xuất hiện của nhiều hoạt chất, sản phẩm, nhóm kháng sinh mới trị mụn nên Spiro gần như ít được sử dụng hơn. Tuy nhiên, đây lại là liệu pháp trị mụn sau cùng khi thuốc kháng sinh hay các hoạt chất khác đã “đầu hàng”.
Về căn bản, Spironolactone thường được kê đơn cho những ai đang có nhu cầu lợi tiểu, nhằm ngăn ngừa việc hấp thụ muối, duy trì mức kali ổn định trong cơ thể. Quay trở lại với vấn đề Spironolactone trị mụn như thế nào.
Trong Spironolactone có hoạt chất có khả năng ức chế việc sản sinh hormone androgen. Hormone này được xem là nhân tố chính gây nên việc nhiễu loạn, mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Điều này kéo theo việc tuyến bã nhờn bị kích hoạt mạnh mẽ, sinh ra nhiều dầu thừa hơn. Đó cũng là lý do vì sao, ở những ngày gần chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ mang thai, tiền mãn kinh da thường bóng nhờn, sạm xỉn màu.
Dầu thừa quá nhiều không chỉ vừa gây bít tắc lỗ chân lông mà còn khiến trên da mặt tạo thành một lớp dầu khiến bụi bẩn, vi khuẩn rất dễ bị treo néo, bám dính và dẫn đến hiện trạng lấp đầy lỗ chân lông. Mụn sinh ra cũng từ đây. Chưa kể, dầu thừa còn chính là nguồn “nuôi dưỡng” vi khuẩn P. acnes gây mụn. Bởi chất béo trong dầu thừa chính là “thức ăn” của vi khuẩn P.acnes.
Do đó, để cải thiện tình trạng mụn, giảm sưng, giảm viêm thì phải giải quyết nguyên nhân gốc rễ gây ra mụn- đó là lấy lại cân bằng nội tiết tố. Thuốc Spironolactone sẽ giúp kìm hãm việc sản sinh hormone androgen cũng như ức chế hormone này gây nên các tác động đến tuyến bã nhờn.
Tuy nhiên, hormone này lại là hormone biểu hiện các đặc tính ở nam giới như tiết nhiều dầu, mọc lông. Do đó, thuốc Spironolactone trị mụn chỉ dùng cho nữ giới. Và đặc biệt là phụ nữ tương đối có tuổi. Bởi lẽ, ở những phụ nữ này, các loại thuốc thiên hướng điều chỉnh về hormone đều không còn có tác dụng.
Thêm vào đó, Spironolactone sẽ phù hợp với các loại mụn nội tiết như các loại mụn bọc, mụn sưng viêm thường mọc ở các vị trí như cằm, quai hàm, cổ, ngực. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên do gây nên mụn khác nhau. Có thể từ việc ăn uống, chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh, hay dùng mỹ phẩm sai cách. Chính vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, thăm khám cụ thể để được tư vấn và chỉ định phương pháp, loại thuốc trị mụn phù hợp.
Spironolactone trị mụn có thể hiệu quả ở người này nhưng không đồng nghĩa với việc sẽ phù hợp trong tất cả trường hợp. Cũng như bao loại thuốc trị mụn khác, nếu không phải đúng loại thuốc, giải quyết đúng căn nguyên thì việc dùng thuốc cũng chỉ là vô ích, thậm chí là vô tình gây hại cho bản thân.
Lưu ý khi dùng Spironolactone trị mụn?
Một ưu điểm của Spironolactone trị mụn đó là không xảy ra hiện tượng kháng thuốc. Tuy nhiên, điều này không khẳng định sử dụng Spironolactone trị mụn sẽ không có tác dụng phụ nếu không dùng đúng cách.
Vì vậy, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau khi dùng Spironolactone trị mụn.
Cách dùng và liều dùng:
Thuốc Spironolactone ở dạng thuốc uống. Vì vậy, mỗi ngày bạn chỉ cần bổ sung thuốc bằng đường uống.
Nếu bạn bị mụn do chu kỳ kinh nguyệt, bác sĩ sẽ kê đơn trước ngày kinh nguyệt 1 tuần.
Tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe cũng như tình trạng mụn của bạn bác sĩ sẽ cân nhắc về liều lượng phù hợp. Thêm vào đó, bác sĩ cũng sẽ kê thêm một số loại thuốc bôi, kem trị mụn hay thuốc uống tránh thai khác.
Thuốc Spironolactone trị mụn mang đến tác dụng khá chậm, ít nhất 3 tháng. Do đó, bạn nên kiên trì và kiên nhẫn không nên quá nóng vội dùng quá nhiều liều lượng.
Tác dụng phụ:
Spironolactone dù không gây hiện tượng kháng thuốc, nhưng cũng có nguy cơ gây một vài tác dụng phụ sau:
- Kinh nguyệt không đều
- Đau vú
- Khát nước, khô miệng
- Đau bụng, ói mửa, và/ hoặc tiêu chảy
- Đau đầu
- Chóng mặt
- Tăng nồng độ Kali máu
- Huyết áp thấp
Tương tác với thuốc:
Bạn cần hạn chế chuối và dừa, cùng một số loại thuốc hay thực phẩm khác làm tăng kali. Vì nguy cơ cũng sẽ có nguy cơ làm tăng lượng kali trong cơ thể, khiến cơ thể dễ xảy ra các hiện tượng chóng mặt, đau đầu, huyết áp thấp.