Kem chống nắng mặc dù là lớp hàng rào bảo vệ da lý tưởng. Tuy nhiên, kem chống nắng cũng có thể là nguồn cơn gây hại cho da nếu không chăm sóc đúng cách. Kem chống nắng có tác dụng trong bao lâu và cách sử dụng hiệu quả?

Kem chống nắng có tác dụng trong bao lâu?

Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày là điều không thể thiếu cho mỗi làn da. Bởi lẽ kem chống nắng không khác một lớp hàng rào bảo vệ da là mấy. Không giống như nón áo hay khẩu trang, kem chống nắng bảo vệ da ngay cả khi bạn đang ở trong nhà, văn phòng, nơi không có ánh mặt trời nhưng lại có ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử. 

Bên cạnh đó, kem chống nắng còn được điều chế khả năng chống tia UV đến nhiều lớp, không chỉ khúc xạ ánh sáng mà còn hấp thụ và phân tán tia UV. Nhờ vậy, các tác động, hay ảnh hưởng của tia UV hay ánh sáng xanh lên da đều được vô hiệu hóa. 

Tuy nhiên, lớp màng bảo vệ nào cũng có “hạn sử dụng”. Tuy nhiên, nhiều bạn lại không hề biết điều đó. Và đó cũng là lý do vì sao, dù đã sử dụng kem chống nắng nhưng nhiều người vẫn gặp phải tình trạng da sạm đi mỗi ngày, và chưa kể da nổi mụn sau khi dùng kem chống nắng một thời gian. 

Thực tế, nguyên nhân khiến da sạm đi hay nổi mụn khi dùng kem chống nắng có thể đến từ nhiều nguyên do như kem chống nắng không phù hợp, không vệ sinh da sạch trước khi dùng, thoa kem chống nắng sai cách,... Tuy nhiên, việc thoa kem chống nắng 1 lần duy nhất trong ngày cũng là một nguyên nhân trọng điểm. 

Như đã chia sẻ, lớp kem chống nắng hay lớp hàng rào bảo vệ da thực chất sẽ có hạn sử dụng. Khi thời gian phát huy công dụng của kem chống nắng đã hết, lớp hàng rào bảo vệ xem như cũng không còn. Và lúc này, các tia UV hay ánh sáng xanh đều có khả năng tác động lên da gây sạm và lão hóa. Hơn thế, lớp kem chống nắng suốt ngày dài khi các bụi bẩn bám lên, lớp kem như một tấm lưới giữ bụi bẩn ở lại gây bí da, khiến làn da đổ dầu, sinh mụn. 

Vậy kem chống nắng có tác dụng trong bao lâu?

Thực tế, bạn hoàn toàn có thể biết được điều này thông qua chỉ số SPF. Chỉ số này chính là biểu thị cho quãng thời gian mà kem chống nắng phát huy tác dụng. Ví dụ như SPF 30 tức kem chống nắng của bạn có hạn sử dụng trong 300 phút kể từ khi thoa kem chống nắng. Tương tự với các chỉ số 40, 50, 60 bạn chỉ cần nhân với 10 sẽ ra quãng thời gian kem chống nắng có tác dụng. 

Và sau khoảng thời gian đó, việc của bạn cần làm đó là lau sạch lớp kem chống nắng cũ bằng nước sạch và dặm lại một lớp kem chống nắng mới. Cứ như vậy, trong một ngày bạn cần ít nhất dặm kem chống nắng 1-2 lần. 

Kem chống nắng có tác dụng trong bao lâu?

Kem chống nắng có tác dụng trong bao lâu?

Cách dùng kem chống nắng hiệu quả không bị mụn

Nguyên nhân dẫn đến việc kem chống nắng không hiệu quả hay bị mụn, sạm da sau khi dùng hầu hết đều bắt nguồn từ việc sử dụng không đúng cách của “khổ chủ”. Tuy nhiên, nhiều người thì thường lại “đổ lỗi” cho chất lượng của kem chống nắng. Và thực tế, điều đó cũng hoàn toàn có thể xảy ra. 

  • Chọn đúng kem chống nắng phù hợp

Thực tế, mỗi loại kem chống nắng sẽ chứa các dưỡng chất khác nhau, cũng như sẽ phù hợp với từng loại da khác nhau. 

Với làn da dầu, kem chống nắng sẽ điều chế ở dạng gel, hay sữa lỏng để tăng khả năng thẩm thấu và không bít tắc da. Chưa kể, trong thành phần sẽ có dưỡng ẩm, tinh chất giúp kiềm dầu và hỗ trợ điều trị mụn. 

Đối với làn da khô, kem chống nắng sẽ đặt nặng việc dưỡng ẩm hơn, kết cấu cũng sẽ ở dạng cream nhằm tạo thành lớp màng giữ nước hơn, giúp da ẩm mượt hơn. 

  • Kiểm tra chất lượng kem chống nắng

Ngày nay có rất nhiều thương hiệu kem chống nắng, trong và ngoài nước, có thương hiệu uy tín và cũng sẽ có những thương hiệu mỹ phẩm “kem trộn”. Ngoài ra, việc hàng giả kém chất lượng, sao chép từ các thương hiệu lớn cũng nhiều vô số kể. 

Chính vì vậy, bạn cần chọn các thương hiệu mỹ phẩm uy tín cũng như cửa hàng mỹ phẩm chất lượng để chọn mua.

Và đặc biệt hơn, bạn nên kiểm tra chất lượng của kem chống nắng trước khi trên diện rộng. hãy dùng thử một ít lên vùng da cổ tay hoặc da cổ trong 2-3 ngày. Nếu không có hiện tượng bất thường xảy ra, bạn có thể yên tâm sử dụng. 

  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ trước khi dùng

Nếu bạn không trang điểm thì lớp kem chống nắng chính là lớp ngoài cùng bảo vệ da. Và trước đó, bạn cũng phải trải qua các bước dưỡng khác. Vì vậy, bạn cần vệ sinh da mặt sạch sẽ nhằm hạn chế bụi bẩn, dầu thừa trước khi thoa kem. Điều này sẽ giúp giảm thiểu việc da mặt bị bít tắc lỗ chân lông, bụi bẩn, vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập gây nên mụn. 

  • Dùng kem dưỡng trước khi dùng kem chống nắng

Mặc dù trong kem chống nắng có chứa thành phần giúp dưỡng ẩm cho da. Tuy nhiên, lượng dưỡng ẩm từ kem chống nắng hoàn toàn không đủ để da duy trì trạng thái căng mướt mịn màng, cũng như kiểm soát tuyến bã nhờn. Do đó, bạn cần dùng thêm kem dưỡng hoặc serum, vừa để bổ sung độ ẩm cho da vừa cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng làn da từ bên trong. 

  • Giữa bước dưỡng và kem chống nắng cần có thời gian da nghỉ

Sau khi đã thoa kem dưỡng bạn cần thời gian để làn da nghỉ ngơi, hấp thụ hết dưỡng chất vào sâu dưới da, không còn ứ đọng trên bề mặt. Như vậy, khi thoa kem chống nắng vừa không gây bí bách da vừa không tạo nên các phản ứng phụ làm mẩn ngứa hay kích ứng. 

  • Dặm lại kem chống nắng trong ngày

Như đầu bài đã chia sẻ, kem chống nắng cũng có quỹ thời gian sử dụng trong vài tiếng. Chính vì vậy, bạn cần biết rõ chỉ số SPF kem chống nắng của mình và canh thời gian dặm lại kem chống nắng trong ngày để phát huy tối đa khả năng bảo vệ da. 

  • Vẫn cần che chắn khẩu trang và nón, áo khi ra ngoài. 

Nhiều người lầm tưởng rằng đã dùng kem chống nắng thì không cần che chắn thêm khẩu trang hay nón áo. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Bởi lẽ, kem chống nắng chỉ bảo vệ da đến 96%, và 4% còn lại làn da vẫn có nguy cơ bị ảnh hưởng. 

Cách dùng kem chống nắng hiệu quả không bị mụn

Cách dùng kem chống nắng hiệu quả không bị mụn

Kem chống nắng mặc dù là lớp hàng rào bảo vệ da lý tưởng. Tuy nhiên, kem chống nắng cũng có thể là nguồn cơn gây hại cho da nếu không chăm sóc đúng cách. 

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về kem chống nắng và cách sử dụng đúng cách. Nếu vẫn còn những câu hỏi cũng như thắc mắc về cách chăm sóc da hãy để lại câu hỏi ngay dưới đây!