Về bản chất Lactacyd hoàn toàn không phải sinh ra để trị mụn mà vì mục đích khác. Tuy nhiên, trong thực tế lại có rất nhiều chị em sử dụng Lactacyd trị mụn và cụ thể là vệ sinh da mụn. Liệu Lactacyd trị mụn có được không, có tốt không?
Lactacyd trị mụn được không?
Nếu là một phụ nữ có lẽ bạn cũng đã từng nghe, biết đến hay thậm chí là sử dụng Lactacyd để vệ sinh vùng kín. Về thực tế, Lactacyd là dòng sản phẩm chuyên dùng để vệ sinh “cô bé” cho phụ nữ và hiện tại đã có thêm dòng tắm gội dành riêng cho em bé.
Có thể nói, về bản chất Lactacyd hoàn toàn không phải sinh ra để trị mụn mà vì mục đích khác. Tuy nhiên, trong thực tế lại có rất nhiều chị em sử dụng Lactacyd trị mụn và cụ thể là vệ sinh da mụn.
Và điều quan trọng, nhiều trường hợp mụn có dấu hiệu thuyên giảm khi sử dụng Lactacyd trị mụn. Cũng vì lẽ đó, các chị em thay vì tìm đến các sản phẩm chuyên dụng thì lại chọn Lactacyd trị mụn. Liệu Lactacyd trị mụn có được không, có tốt không?
Thành phần:
Thành phần chính của Lactacyd là sự kết hợp của 2 hoạt chất acid lactic và lactoserum.
Công dụng:
- Acid lactic: là một alpha hydroxy acid, và có thể tìm thấy trong tự nhiên, đặc biệt là trong sữa. Hoạt chất này thường được sử dụng rất nhiều trong các sản phẩm chăm sóc da.
Các loại acid thuộc nhóm alpha hydroxy acid đều có một công năng đó là làm sạch da, loại bỏ tế bào da chết hiệu quả. Bằng cách làm giảm liên kết giữa các mô tế bào, acid lactic giúp lớp tế bào da chết, sừng hóa trên bề mặt da bị mềm đi và tự bong tróc.
Thêm vào đó, acid lactic cũng có khả năng trong việc giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới. Nhờ vậy, số lượng tế bào mới ngày càng tăng nhanh, các tế bào da bị thương tổn cũng nhanh được chữa lành. Và nhờ vậy, mạng lưới collagen nâng đỡ dưới da ngày càng dày hơn, elastin - sợi dây liên kết các mô tế bào cũng được tăng cường, chặt chẽ hơn. Cũng nhờ lượng tế bào mới được sản sinh, tình trạng thâm mụn cũng sẽ dần được cải thiện hơn.
Đặc biệt hơn, so với các acid thuộc nhóm alpha hydroxy acid, thì acid lactic lại có một công năng rất có lợi cho da đó là khả năng giữ nước và giữ ẩm cho da. Chính nhờ vậy, làn da vừa duy trì được lớp màng bảo vệ da tự thân lipid, vừa căng mịn hơn và sẵn sàng tiếp nhận dưỡng chất hơn.
cũng nhờ độ ẩm của da được duy trì mà da tránh được tình trạng bị khô. Từ đó, dầu thừa cũng sẽ được hạn chế sản sinh. Từ đây, nguồn cơn gây ra mụn cũng được tiêu giảm, các nốt mụn cũng vì thế giảm đi tình trạng viêm, do vi khuẩn không còn nguồn nuôi dưỡng (dầu thừa), hạn chế sản sinh, hạn tiết chất gây viêm, tình trạng mụn viêm sẽ thuyên giảm.
- Lactoserum: chất này được chiết xuất từ sữa với hàm lượng vitamin, khoáng chất. Hoạt chất này ngoài nhiệm vụ tăng cường dưỡng ẩm và duy trì lớp màng bảo vệ da còn có chức năng hỗ trợ acid lactic hoạt động tốt hơn.
Có thể nói, dựa vào những phân tích trên có thể thấy khi dùng Lactacyd vệ sinh da mặt mụn có thể cải thiện được phần nào tình trạng các nốt mụn viêm, mụn sưng đỏ. Và đó cũng là lý do khiến nhiều người lầm tưởng rằng, Lactacyd có thể trị mụn.
Khuyến cáo từ bác sĩ da liễu dùng Lactacyd trị mụn
Như đã chia sẻ kể trên, thực tế không thể phủ nhận các nốt mụn viêm cũng có dấu hiệu thuyên giảm khi dùng Lactacyd vệ sinh da mặt mụn. Tuy nhiên, khuyến cáo từ bác sĩ da liễu thì bạn không nên dùng Lactacyd trị mụn bởi 3 lý do.
- Độ pH không phù hợp
Lactacyd về căn bản được sinh ra với mục đích vệ sinh ‘cô bé”. Trong khi đó, “cô bé” và da mặt có tính chất khác nhau, môi trường khác nhau và độ pH phù hợp cũng sẽ khác nhau. Nếu da mặt phù hợp với độ pH dao động từ 5,5-6 thì vùng “cô bé” độ pH sẽ từ 3-4.
Do vậy, Lactacyd chỉ đáp ứng độ pH cho vùng “cô bé” mà không phù hợp với da mặt. Khi dùng trị mụn da mặt có thể khiến thay đổi độ pH, làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ dưỡng chất của da cũng như làm biến đổi tính chất của các dưỡng chất từ kem dưỡng, kem đặc trị sau.
- Acid Lactic có thể gây kích ứng
Nồng độ acid Lactic trong Lactacyd cao và điều này không phù hợp cho làn da mụn. Acid lactic nồng độ cao có nguy cơ gây kích ứng, đỏ da, châm chích, bong tróc, khô da và sưng tấy.
- Bào mòn da:
Lactacyd thông thường khi dùng để vệ sinh vùng kín chỉ dùng với liều lượng tương đối 2 lần/ tháng. Trong khi đó nếu bạn không biết và dùng nhiều lần trên da mặt có thể gây bào mòn da, khiến da nhạy cảm hơn và dễ sinh mụn nhiều hơn.