Cách giảm sưng đỏ sau khi nặn mụn thế nào hiệu quả? Nặn mụn bị thâm phải làm sao? sẽ được trả lời tường tận trong bài viết dưới đây.

Rất nhiều người gặp phải tình trạng sưng tấy, ửng đỏ sau khi nặn mụn. Thậm chí còn để lại vết thâm lốm đốm trên bề mặt. Vậy vì sao lại xảy ra tình trạng này và phải khắc phục thế nào để nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng, khỏe mạnh? Tham khảo bài viết dưới đây bạn sẽ tìm được câu trả lời chi tiết nhất.

1. Nặn mụn bị sưng đỏ, để lại thâm do đâu?

Trước khi tìm hiểu cách giảm sưng đỏ sau khi nặn mụn, xóa mờ vết thâm sau lấy nhân mụn, bạn nên biết nguyên nhân nào gây ra tình trạng này. 

Có rất nhiều lý do khiến mặt bị sưng, đỏ hay thậm chí là vết thâm sau khi nặn mụn, xoay xung quanh việc thực hiện công đoạn này không đúng cách. Cụ thể như sau:

Như chúng ta đã biết, mụn có rất nhiều loại và mức độ khác nhau. Không phải loại mụn nào cũng có thể nặn. Đặc biệt là các loại mụn vẫn còn chứa ổ vi khuẩn, sưng đỏ và gây đau thì càng không được tác động vào nhân mụn, ví dụ:

  • Mụn bọc với nhân mụn gây sưng to và đau đớn chưa mủ, vi khuẩn, viêm nhiễm tạo mủ bên dưới da. Loại mụn này thường không thấy cồi mụn.
  • Mụn mủ mọc thành từng mảng có nhân mủ màu trắng xuất hiện dày đặc tạo thành đám lớn, gây đau, chảy dịch và thường có mùi hôi.
  • Mụn đinh râu, trứng cá ác tính xuất hiện trên bề mặt da với kích thước lớn, gây đau đi kèm biểu hiện cơ thể sốt nhẹ. 

Một khi bạn nặn những nốt mụn này sẽ khiến ổ vi khuẩn bị vỡ, gây tổn thương cấu trúc da, khiến nốt mụn sưng tấy, đỏ và đau đớn.

Vì sao sau khi nặn mụn thường bị sưng, ửng đỏ, vết thâm?

Vì sao sau khi nặn mụn thường bị sưng, ửng đỏ, vết thâm?

Vậy loại mụn nào nặn xong không bị sưng đỏ, hạn chế thâm?

Đó chính là các nốt mụn mọc riêng rẽ, không quá lớn, có nhân mụn đã chín: cồi mụn khô lại trồi hẳn lên bề mặt da và không gây đau.

Nặn mụn là quá trình tác động vào bề mặt da, nên có thể gây ra thương tổn hoặc vết thương hở. Trường hợp bạn tiến hành trong điều trị không đảm bảo vệ sinh có thể khiến vết thương này bị nhiễm trùng. Hậu quả là nốt mụn bị sưng tấy, đỏ và gây đau. 

Việc nặn mụn ít nhiều gây thương tổn cho da, rất là với các nốt mụn lớn, cho nhân ăn sâu bên trong lỗ chân lông. Điều này khiến da mỏng và yếu đi, dễ bị ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường nhất là bụi bẩn hoặc ánh nắng mặt trời.

Bụi bẩn có thể làm nốt mụn nhiễm trùng, sưng tấy, ửng đỏ. Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời có thể kích thích melanin tăng sinh, gây ra vết thâm. 

Bác sĩ cho biết nên làm gì sau khi nặn mụn để không bị thâm, sưng

2. Cách phòng ngừa sưng đỏ, vết thâm sau khi nặn mụn

Sau khi đã tìm hiểu lý do gây sưng đỏ, vết thâm sau mụn, cách phòng ngừa tình trạng này là:

  • Cần xác định đúng loại mụn trước khi nặn, xem xét mụn nào được nặn và mụn nào không.
  • Thực hiện thao tác nặn mụn trong quy trình đảm bảo an toàn vệ sinh, theo đúng chuẩn y khoa.
  • Sau khi nặn mụn, bạn cần chăm có và bảo vệ da kỹ càng để ngăn ngừa vết thâm hay tình trạng sưng tấy, đau đớn như: giữ cho da luôn sạch sẽ, chống nắng cho da, cung cấp dưỡng chất để làn da nhanh chóng phục hồi.

Cách ngăn ngừa tình trạng sưng, ửng đỏ hoặc vết thâm sau nặn mụn

Cách ngăn ngừa tình trạng sưng, ửng đỏ hoặc vết thâm sau nặn mụn

Ngoài ra, nếu đã lỡ không may bị sưng tấy, ửng đỏ và vết thâm sau khi nặn mụn thì chúng tôi xin giới thiệu các cách khắc phục cấp tốc sau. Tiếp tục đọc bài viết để biết thêm chi tiết.

3. Nặn mụn xong bị sưng đỏ nên làm gì?

Sau khi nặn mụn xong, nếu bạn thấy làn da bị sưng đỏ, tấy đau ở vùng da chứa nốt mụn thì có thể đắp mặt nạ để làm dịu làn da, giảm cảm giác khó chịu.

Một trong những cách giảm sưng sau khi nặn mụn vô cùng hiệu quả đó chính là chườm lạnh. Ngoài ra, với các nốt mụn gây sưng đau thì đây cũng là phương pháp khắc phục tốt, giúp làm dịu da, đem đến cảm giác thoải mái hơn.

Bạn thực hiện theo hướng dẫn như sau:

  1. Cho 1 viên đá nhỏ vào một cái khăn mềm (đảm bảo cả viên đa và khăn đều sạch).
  2. Cuộn khăn lại và chạm nhẹ vào nốt mụn, giữ trong khoảng 10-15 giây.
  3. Thả ra vài giây rồi lại tiếp thực hiện thao tác trên trong vòng 5 phút.

Một ngày bạn có thể làm theo cách này vài lần để giảm sưng mụn sau khi nặn cấp tốc. Lưu ý rằng không nên giữ đá lạnh trên mặt quá lâu có thể khiến da bị bỏng lạnh.

Cả chườm lạnh và đắp túi trà đều là cách hay để giảm sưng đỏ sau nặn mụn

Cả chườm lạnh và đắp túi trà đều là cách hay để giảm sưng đỏ sau nặn mụn

Không cần sử dụng nguyên liệu gì quá xa xỉ, bạn có thể tận dụng túi trà đã uống xong để làm cách trị sưng đỏ sau khi nặn mụn. Thành phần của trà dồi dào hoạt chất Tanin giúp giảm sưng, viêm và rất dịu nhẹ có thể dùng được cho những vùng da mỏng và nhạy cảm như xung quanh mắt.

Nếu bạn vẫn chưa biết đến phương pháp này thì có thể tham khảo các bước thực hiện như sau:

  1. Ngâm một túi trà đen trong nước nóng khoảng 1 phút là được.
  2. Phần nước có thể uống, còn túi trà lấy ra ngoài đồng thời vắt nhẹ cho bớt nước.
  3. Đợi cho đến khi túi trà nguội hẵn thì có thể đắp lên nốt mụn đang sưng tấy và ửng đỏ.
  4. Bạn giữ trong vòng 15-20 phút sẽ thấy nốt mụn xẹp dần, da dịu lại, cảm giác mát mẻ và không còn đau.

Nếu bạn muốn giảm các cảm giác khó chịu sau khi nặn mụn như: sưng, ửng đỏ, tấy, ngứa và ngừa thâm thì có thể xem xét lựa chọn dầu hạt phỉ.

Nguyên liệu này chứa các hoạt chất làm mềm, dịu da đồng thời giúp làn da săn chắc và tươi sáng hơn. Rất thích hợp để bôi sau khi nặn mụn xong. 

Hướng dẫn sử dụng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần đổ dầu phỉ ra tăm bông rồi chấm lên nốt mụn vừa nặn. Sau đó để khô lại là được.

Lưu ý rằng khi dùng sản phẩm này, hãy lựa chọn loại tinh dầu hạt phỉ không chứa cồn để đảm bảo an toàn cho da. Bởi cồn có thể khiến nốt mụn vừa nặn có thể tấy đỏ, da bị khô và bong tróc.

Thử giảm sưng tấy sau nặn mụn bằng dầu hạt phỉ ngay nhé!

Thử giảm sưng tấy sau nặn mụn bằng dầu hạt phỉ ngay nhé!

Ngoài những cách làm giảm vết sưng, đỏ sau khi nặn mụn, bạn có thể sử dụng thêm thuốc aspirin nghiền nhuyễn pha loãng, mặt nạ đất sét, kem đánh răng để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, cần phải lưu ý cẩn thận, bởi những cách này không dùng cho làn da nhạy cảm.

3. Làm gì sau khi nặn mụn để không bị thâm?

Ngoài việc giảm sưng tấy, ửng đỏ thì cách trị thâm sau khi nặn mụn cũng được rất nhiều chị em tìm kiếm. Không chỉ bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời, bạn cũng cần thực hiện các phương pháp sau để vết thâm biến mất trên da mặt.

Thành phần của sữa tươi chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, chúng giúp làn da sau khi nặn mụn được nuôi dưỡng làm lành nhanh chóng và tươi sáng hơn.

Vì vậy, sau khi nặn mụn nếu thấy xuất hiện vết thâm, bạn có thể tận dụng sữa tươi để khắc phục theo 2 cách sau:

Cách 1: Rửa mặt hàng ngày bằng sữa tươi.

Cách 2: Trộn sữa tươi cùng với bột yến mạch và vài giọt nước cốt chanh và đắp lên da trong 15 phút. Thực hiện 2-3 lần/tuần. 

Cả 2 phương pháp này đều giúp giảm vết thâm, vết đỏ sau khi nặn mụn hiệu quả. Tuy nhiên, để tăng cường công dụng, bạn nên chọn sữa tươi không đường.

Sữa tươi: Nguyên liệu giúp giảm vết thâm sau khi nặn mụn hiệu quả

Sữa tươi: Nguyên liệu giúp giảm vết thâm sau khi nặn mụn hiệu quả

Một cách giảm sưng và thâm sau khi nặn mụn đơn giản ngay tại nhà đó chính là bôi mật ong.

  • Thành phần của nguyên liệu thiên nhiên này có tính kháng khuẩn cao, giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm dịu và lành vết thương nhanh chóng.
  • Đồng thời, mật ong cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa. Vì vậy, nó có thể bảo vệ làn da trước tác hại của tia cực tím, cấp ẩm cho da tươi sáng, ngăn ngừa và trị vết thâm.
  • Có thể kết hợp mật ong cùng với nghệ để hiệu quả được tăng cường hơn. 

Hướng dẫn chi tiết như sau:

  1. Nghệ tươi khoảng 1 củ, rửa sạch, gọt vỏ và xay nhuyễn trộn cùng 2 thìa mật ong tạo thành hỗn hợp sền sệt.
  2. Rửa sạch mặt, có thể rửa qua nước ấm để lỗ chân lông được giãn nở, thoa đều hỗn hợp trên lên mặt.
  3. Giữ yên khoảng 20-30 phút và sau đó rửa lại bằng nước ấm cho sạch. Cuối cùng rửa lại lần nữa với nước mát để thu nhỏ lỗ chân lông.

Trị thâm mụn sau khi nặn bằng mật ong hay vitamin E đều được

Trị thâm mụn sau khi nặn bằng mật ong hay vitamin E đều được

Vitamin E cung cấp dưỡng chất để cơ thể làm lành vết thương nhanh chóng, bổ sung độ ẩm để làn da mịn màng, mềm mại, thúc đẩy tăng sinh collagen cho da tươi sáng và hạn chế vết thâm sau khi nặn mụn.

Vì vậy, sau khi tiến hành công đoạn này, bạn có thể bổ sung vitamin E cho làn da nhờ 2 cách sau:

Cách 1: Bổ sung vitamin E thông qua đường uống.

Cách 2: Bôi trực tiếp vitamin E lên bề mặt da. 

Bạn có thể kết hợp cả 2 cách này để tăng cường hiệu quả sử dụng. Tuy nhiên, đừng để vitamin E trên da quá lâu vì có thể gây bít tắc lỗ chân lông, khiến nốt mụn bị viêm.

Ngoài những phương pháp chúng tôi đã đề cập trên đây, để trị sưng, vết thâm đỏ sau khi nặn mụn tốt nhất, bạn nên duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học, sinh hoạt điều độ đi kèm. 

Với những thông tin này, hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích giúp làn da nhanh chóng được làm lành, khỏe mạnh và mịn màng hơn sau khi nặn mụn. Hãy lựa chọn cách trị thâm, đỏ và sưng tấy sau nặn mụn phù hợp nhất với bạn và áp dụng ngay nhé!