Lincomycin được đánh giá là một trong những kháng sinh dùng để điều trị các trường hợp nhiễm trùng nặng. Đồng nghĩa với việc các trường hợp bệnh cảm do nhiễm vi khuẩn thông thường sẽ không dùng loại kháng sinh này. Vậy Lincomycin trị mụn có được không?
Lincomycin trị mụn được không?
Lincomycin là một dạng kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn mà các kháng sinh nhóm penicillin không thể đáp ứng. Thêm vào đó, Lincomycin được đánh giá là một trong những kháng sinh dùng để điều trị các trường hợp nhiễm trùng nặng. Đồng nghĩa với việc các trường hợp bệnh cảm do nhiễm vi khuẩn thông thường sẽ không dùng loại kháng sinh này.
Vậy Lincomycin trị mụn có được không?
Như đã chia sẻ, Lincomycin có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và trong số đó có khả vi khuẩn P. acnes- một trong những nhân tố tạo nên các ổ mụn viêm nhiễm nặng. Bằng cách kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn thông qua việc làm nhiễu đoạn quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn. Từ đây vi khuẩn sẽ rơi vào trạng thái “ngủ đông” và ngưng sản sinh hay nhân rộng số lượng. Cũng nhờ vậy tình trạng viêm của mụn sẽ được ức chế, các nốt mụn cũng dần xẹp và khô. Và đây cũng là lý do, Lincomycin cũng được gợi ý trong một vài trường hợp trị mụn.
Tuy nhiên, một mình Lincomycin chưa đủ để có thể giải quyết hoàn toàn các nốt mụn. Bởi trên thực tế, vi khuẩn chỉ là một phần cấu thành nên mụn viêm, mụn bọc mủ. Vi khuẩn khi xâm nhập vào dưới da với số lượng ít thậm chí không gây hại mà còn có lợi cho làn da bằng cách “ăn” chất bã nhờn dưới nang lông tiết ra acid béo có lợi.
Dù vậy, khi số lượng dầu thừa tăng lên, đi kèm đó vi khuẩn cũng nhanh chóng tăng sinh, nhân bản và tràn ngập dưới nang lông. Từ đây, các vi khuẩn P. acnes chen chúc nhau trong lỗ chân lông “chật hẹp” và tìm cách thoát ra ngoài nhưng bị dầu thừa, bụi bẩn cản lại. Từ đó, vi khuẩn sẽ tiết ra chất dịch tác động đến các tế bào da, kích thích hệ miễn dịch hoạt động và tạo nên hiện tượng viêm.
Do vậy, có thể nói, ngoài việc triệt tiêu vi khuẩn P. acnes thì việc kiểm soát dầu thừa, loại bỏ bụi bẩn, tế bào da chết để giúp lỗ chân lông luôn thông thoáng cũng là những yếu tố tiên quyết nếu muốn loại bỏ tận gốc mụn.
Lưu ý khi dùng Lincomycin trị mụn
Theo những chia sẻ trên, có thể thấy Lincomycin trị mụn là hoàn toàn có thể đặc biệt với các trường hợp mụn viêm, mụn bọc mủ nặng. Tuy nhiên, cũng theo đó, Lincomycin chỉ chủ yếu tập trung giải quyết vi khuẩn P. acnes. Thêm vào đó, Lincomycin cũng được xem là một trong những kháng sinh mạnh, do vậy bạn cần sử dụng một cách cẩn trọng hơn, và cần lưu ý một số vấn đề.
- Cách dùng:
Lincomycin được điều chế ở dạng tiêm và viên nang. Thực tế, với dạng viên nang bổ sung vào cơ thể bằng đường uống, Lincomycin dễ bị hấp thu và hao hụt. Chính vì vậy, có thể nói Lincomycin thường được dùng ở dạng tiêm, tiêm vào tĩnh mạch hay bắp sẽ đảm bảo giữ trọn vẹn hoạt chất cũng như làm tốt nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn hơn.
- Liều dùng:
Dù dạng tiêm hay dạng uống thì cũng cần thông qua chỉ định cụ thể của bác sĩ theo từng tình trạng mụn viêm để cân nhắc về liều lượng chi tiết.
Thêm vào đó, đối với trường hợp tiêm, nếu bạn không biết cách tiêm, cách xử lý đầu kim sau sử dụng thì nên đến phòng khám để được bác sĩ, điều dưỡng trực tiếp tiến hành để đảm bảo an toàn hơn.
- Tương tác thuốc:
Trong thời gian sử dụng Lincomycin bạn cần tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, chất kích thích, thuốc lá, cà phê.
Đặc biệt nếu bạn có tiền sử dị ứng, cũng như điều trị các bệnh lý toàn thân bạn cần thông báo với bác sĩ để được chỉ định phù hợp cũng như hạn chế tương tác thuốc gây hại cho sức khỏe người dùng.
- Tác dụng phụ:
Tác dụng phụ ít nghiêm trọng bao gồm:
Buồn nôn, nôn mửa;
Sưng hoặc đau lưỡi ;
Ngứa âm đạo, tiết dịch ;
Ngứa nhẹ hoặc nổi mẩn trên da;
Ù tai;
Chóng mặt
Tác dụng phụ nghiêm trọng:
Tiêu chảy nước hoặc có máu;
Đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không thể tiểu;
Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cúm;
Da rộp nặng, bong tróc, và phát ban da đỏ;
Cảm giác muốn ngất;
Dễ bầm tím hoặc chảy máu, suy nhược bất thường;
Xuất hiện mảng trắng hoặc lở loét trong miệng hoặc trên môi.
- Đối tượng sử dụng:
Phụ nữ mang thai, cho con bú hay người đang điều trị bệnh lý toàn thân không nên sử dụng Lincomycin.
Đặc biệt những bệnh nhân về Hen suyễn, bệnh gan hoặc bệnh thận càng tránh sử dụng.