Mụn bọc bị chai không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây đau nhức, khó chịu. Vậy liệu có cách trị mụn bọc bị chai tại nhà hiệu quả để giải quyết tình trạng này hay không? Tham khảo ngay bài viết dưới đây, bạn sẽ tìm được câu trả lời phù hợp nhất dành cho mình.
1. Mụn bọc bị chai là gì? Nguyên nhân khiến mụn bị chai cứng dưới da
Mụn bọc bị chai là các nốt mụn chai sần lâu năm trên da. Chúng có một nửa nhân mụn ăn sâu vào bên trong, 1 nửa trồi lên bề mặt da. Bề mặt nhẵn, khi sờ vào cảm thấy chai sần.
- Loại mụn này cũng tương tự như các loại mụn bọc khác thường có kích thước lớn, nhân mụn có thể chứa mủ màu trắng đục hoặc vàng.
- Tuy nhiên, mụn bọc bị chai khó xử lý hơn rất nhiều và rất dễ gây tổn thương làn da trên diện rộng, dẫn tới các vấn đề nhiễm trùng, để lại sẹo lõm, sẹo rỗ.
- Nó không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến người bị cảm thấy khó chịu thậm chí là đau nhức.
Mụn bị chai cứng dưới da nếu không chữa trị sớm sẽ khiến ổ vi khuẩn ăn sâu vào bên trong và lan ra xung quanh, gây nguy hiểm. Hơn thế nữa theo năm tháng bề mặt mụn sẽ càng chai sần khó xử lý.
Vậy nguyên nhân nào khiến mụn chai cứng ở mặt?
- Tự ý nặn mụn, sờ lên nốt mụn
Việc tự ý nặn mụn tại nhà có thể khiến nhân mụn không được lấy hết, thêm vào đó là tình trạng nhiễm trùng sẽ khiến nốt mụn dần hình thành dưới da. Lâu ngày mụn sẽ chai sần.
Ngoài ra, thói quen hay sờ tay lên nốt mụn cũng khiến bề mặt mụn bị chai. Mụn trở nên nặng nề hơn do vi khuẩn từ da tay có cơ hội tấn công nốt mụn.
- Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
Da mặt bạn thường xuyên tiếp xúc với gió, bụi bẩn hay môi trường nhiều vi khuẩn cũng khiến nốt mụn bọc bị chai sần. .
- Chế độ sinh hoạt dinh dưỡng kém khoa học
Ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, thức khuya, sử dụng chất kích thích, uống rượu bia nhiều cũng khiến cơ thể tích tụ độc tố, khiến các nốt mụn bọc bị chai cứng dưới da hình thành và nặng nề hơn.
2. Cách trị mụn bọc bị chai cứng tại nhà
Với tình trạng mụn bọc bị chai sần chưa quá lâu, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau để xử lý tại nhà.
Cách trị mụn chai sần bằng tỏi
Như bạn cũng đã biết thành phần của tỏi có chứa rất nhiều công dụng như kháng khuẩn, tiêu viêm rất thích hợp để trị mụn bọc chai sần dưới da. Bạn có thể thực hiện phương pháp này theo hướng dẫn các bước như sau:
- Lấy 1 tép tỏi bóc vỏ rửa sạch rồi giã nát.
- Vệ sinh da mặt rửa bằng nước ấm để da mềm và lỗ chân lông giãn nở.
- Đắp tỏi đã giã lên nốt mụn bị chai và giữ trong vòng 10 phút.
- Rửa lại da mặt lần nữa bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm.
Nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm thì có thể pha loãng tỏi bằng cách thêm vào một chút nước ấm rồi mới đắp lên da nhé.
Mụn bọc bị chai nên làm gì: bôi kem đánh răng
Thành phần của kem đánh răng thường chứa các hoạt chất kháng khuẩn như: Sodium Pyrophosphate rất phù hợp để tiêu diệt vi khuẩn khiến nhân mụn bọc bị chai cứng khô lại và trồi lên bề mặt da.
Bạn có thể thực hiện cách trị mụn bọc bị chai tại nhà này theo các bước sau:
- Làm sạch mặt và rửa qua bằng nước ấm để da mềm và lỗ chân lông được giãn nở.
- Lấy một lượng kem đánh răng vừa phải chấm lên các nốt mụn bọc bị chai.
- Để yên trong 15 phút và rửa sạch mặt với nước.
Lưu ý khi sử dụng kem đánh răng bạn nên chọn loại có dạng màu trắng không có pha trộn màu khác để đảm bảo an toàn cho làn da.
Cách nặn mụn bọc bị chai cứng nhờ xông hơi
Thông thường bạn không thể dễ dàng lấy nhân mụn bọc bị chai bởi bề mặt chúng sần sùi và dày cứng. Nếu không cẩn thận có thể tổn thương làn da. Tuy nhiên, với việc xông hơi sẽ giúp bề mặt da này mềm mại hơn, lỗ chân lông được giãn nở và bạn dễ dàng nặn mụn bọc bị chai hơn.
Các bước thực hiện như sau:
- Rửa mặt bằng sữa rửa mặt chuyên dụng để làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn.
- Đun sôi nước đổ ra chậu sạch, cho vào vài giọt tinh dầu trà xanh, trùm khăn qua đầu và bắt đầu xông hơi trong 10 phút.
- Dùng khăn mềm thấm khô mặt, quấn băng gạc sạch vào đầu 2 ngón trỏ và sử dụng chúng để ấn nhẹ xung quanh nốt mụn nhằm đẩy nhân mụn lên.
- Sau khi nhân mụn ra hết, lấy bông băng sạch thấm nước muối sinh lý hoặc povidine để làm sạch nốt mụn.
Trong quá trình nặn mụn bọc bị chai không nên ấn quá mạnh sẽ khiến da bị tổn thương. Sau khi nặn mụn bạn có thể bôi các loại kem chuyên dụng hoặc bôi nghệ tươi để ngừa thâm.
Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp với các nốt mụn bọc bị chai lâu năm, kích thước lớn, mảng sần cứng dày. Những trường hợp này bạn nên đến các cơ sở da liễu uy tín để được bác sĩ thăm khám và tiến hành mổ mụn bọc bị chai.