Mỗi vị trí mọc mụn sẽ biểu thị cũng như “tố cáo” cơ thể bạn đang gặp vấn đề. Mụn mọc quanh miệng và cằm cũng vậy. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vị trí mọc mụn cũng như nguyên nhân và cách trị xử lý đúng cách!

Mụn mọc quanh miệng và cằm ở Nam - Nữ giới dấu hiệu của bệnh?

Mụn được xem là một bệnh lý của da, tuy nhiên đôi khi mụn cũng chính là dấu hiệu, điềm báo cho những thay đổi bên trong cơ thể chúng ta. Nói cách khác, khi các bộ phận bên trong cơ thể gặp vấn đề sẽ thông báo cho ‘khổ chủ” biết bằng việc nổi mụn đi kèm cùng một số triệu chứng khác, để người bệnh sớm phát hiện và tìm phương hướng giải quyết. 

Tuy nhiên, nhiều người lại thường xuyên bỏ quên và lơ là trước những nốt mụn này. Đa phần đều cho rằng các nốt mụn là không đáng quan ngại, nhưng thực tế, rất có thể đó lại là lời kêu cứu từ các bộ phận khác bên trong bạn. Cụ thể, vị trí mọc của mụn ở mỗi vùng trên mặt như trán, mũi, má, cằm hay quanh miệng sẽ biểu thị cho một cơ quan đang gặp vấn đề khác nhau. 

Bạn cần nắm rõ thông tin này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giúp bạn vừa sớm khôi phục sức khỏe bên trong vừa cải thiện tình trạng mụn bên ngoài. 

  • Mụn mọc quanh miệng: là dấu hiệu của việc dạ dày và đường tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề, nóng trong và bị quá tải.
  • Mụn mọc ở hàm dưới: hệ thống bạch huyết của cơ thể đang không làm tròn chức năng và hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng của cơ thể đang trên đà suy yếu. 
  • Mụn mọc ở cằm: Đây là điều báo hiệu hệ sinh sản của bạn đang bị mất cân bằng, nội tiết tố rối loạn hoặc tử cung, buồng trứng đang bị thương tổn. 
  • Mụn mọc ở trán: quá trình tuần hoàn máu không được trôi chảy, đi kèm đó là nóng trong và tim mạch không ổn định. 
  • Mụn mọc ở giữa hai lông mày: gan bị suy yếu, không làm tròn chức năng thanh lọc khiến độc tố tích tụ sinh ra mụn. 
  • Mụn mọc ở huyệt thái dương: Túi mật bị hoạt động quá công suất, đi kèm mụn mọc ở huyệt thái dương còn xảy ra tình trạng tóc bạc sớm.
  • Mụn mọc ở mũi: Khi dạ dày, hệ tiêu hóa và nội tạng bị nóng, quá trình trao đổi không được diễn ra suôn sẻ khiến mụn mọc nhiều ở vùng đầu mũi. Bên cạnh đó, khi hệ sinh sản có vấn đề mụn sẽ mọc ở 2 phần cánh mũi. 
  • Mụn mọc ở má phải: đường ruột bị rối loạn và phổi bị bất thường. Nếu phổi của bạn có vấn đề sẽ đi kèm triệu chứng ho, cảm và tắc mũi. 
  • Mụn ở má trái: Đây là biểu hiện của gan đang bị suy giảm chức năng, và mật không còn tiết đủ dịch. 

Có thể nói, khi các nốt mụn xuất hiện không đơn thuần là bệnh lý đơn giản của da mà đó còn là báo hiệu cơ thể của bạn đang ở mức báo động, các bộ phận đang gặp vấn đề. Mụn mọc quanh miệng và cằm cũng vậy. Đó là lúc hệ sinh sản và hệ tiêu hóa của bạn đang gặp trục trặc sớm phát hiện nguyên nhiên cũng sẽ giúp bạn có cách xử lý đúng đắn hơn. 

Mụn mọc quanh miệng và cằm dấu hiệu của bệnh?

Mụn mọc quanh miệng và cằm dấu hiệu của bệnh gì?

Nguyên nhân Mụn mọc quanh miệng và cằm

Như đã chia sẻ ở trên, các vị trí mọc mụn trên mặt đều đang biểu thị một vấn đề của các bộ phận tiềm ẩn bên trong cơ thể mà chúng ta không thể nhìn thấy. Tuy nhiên, mụn cũng có thể là kết quả đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Từ sai lầm trong cách sinh hoạt đến việc chăm sóc da không đúng cách đều có thể dẫn đến mụn. 

  • Vi khuẩn xâm nhập do vệ sinh da mặt không sạch sẽ

Những ai thường xuyên phải tiếp xúc trong môi trường nhiều bụi bẩn thường sẽ có làn da xỉn màu và đi kèm đó sẽ là các nốt mụn từ đầu đen đến mụn sưng viêm. Bởi lẽ, bụi bẩn, vi khuẩn chính là những nhân tố khi bám đọng trên da sẽ gây nên hiện tượng bít tắc lỗ chân lông kết hợp cùng dầu thừa tích tụ sẽ nhanh chóng tạo nên các ổ mụn. nếu bạn không vệ sinh sạch sẽ, tức là các bụi bẩn, vi khuẩn đó không bị lấy đi, có cơ hội tích tụ lâu ngày và dần dà sẽ tạo thành các nốt mụn đầu đen. 

Tuy nhiên, khi bạn vệ sinh da mặt không đúng cách, chà xát, tác động mạnh lên các nốt mụn đó, tình trạng sưng viêm sẽ nhanh chóng phát triển thành những ổ mụn lớn, thậm chí là các nốt mụn cấm, mụn đinh râu. Và nếu bạn không xử lý đúng cách thì thậm chí có thể gây nên tình trạng hoại tử hay nhiễm trùng đường huyết rất nguy hiểm. 

  • Rối loạn hoocmon nội tiết

Nếu chú ý quan sát, vào những ngày đầu chu kỳ kinh nguyệt các bạn nữ sẽ phải thường xuyên đối diện với các nốt mụn ở cằm. Sở dĩ vậy, đây là khoảng thời gian hoocmon nội tiết tố bị thay đổi đột ngột. Bên cạnh đó, giai đoạn tiền mãn kinh cùng là thời điểm nội tiết tố rất dễ bị mất cân bằng. 

Từ việc nội tiết tố thay đổi, tuyến bã nhờn từ đó được kích hoạt tăng cường hoạt động hơn. Tình trạng dầu thừa mất kiểm soát gây nên sự ứ đọng, kết hợp cùng bụi bẩn và vi khuẩn sinh ra các ổ mụn. 

  • Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp

Mỹ phẩm chăm sóc da đúng nghĩa đều là các “thần dược” bổ trợ việc giúp da sạch hơn, căng mịn hơn. Tuy nhiên, đây cũng lại là nguyên nhân có thể dẫn đến việc xuất hiện mụn hàng loạt. nếu sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với tình trạng da hiện tại như da dầu nhờn nhưng sữa rửa mặt hay kem dưỡng lại cấp ẩm nhiều sẽ gây nên hiện tượng bí bách làn da và sinh mụn là điều khó tránh khỏi. 

Hay khi làn da khô, bạn sử dụng mỹ phẩm chuyên dành cho làn da dầu. Không được cấp đủ độ ẩm mà thêm vào đó lượng dầu của da bị mất đi, làn da sẽ rơi vào trạng thái yếu ớt, rất dễ bị xâm nhập bởi các vi khuẩn bên ngoài. 

Chưa kể, việc sử dụng mỹ phẩm với thao tác hay trình tự không đúng cũng đều có nguy cơ dẫn đến việc khiến lỗ chân lông của da không thông thoáng, da không được thở và dầu thừa ngày càng được tiết nhiều hơn. 

Đặc biệt, nếu bạn lựa chọn nhầm mỹ phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái hay kem trộn da sẽ càng bị tổn thương hơn, các nốt mụn sẽ lần lượt kéo đến chiếm đóng trên gương mặt không chỉ ở quanh miệng, cằm mà còn ở trán và má. 

  • Chế độ sinh hoạt không lành mạnh

Có thể nói đây là nguyên nhân gốc rễ dẫn đến việc gây sức ép làm ảnh hưởng đến năng suất hoạt động của gan, hệ tiêu hóa, túi mật và chức năng tuyến bã. 

Khi bạn dung nạp vào cơ thể các thực phẩm giàu đạm, tinh bột, đường sẽ làm tăng hoạt chất insulin một cách đột ngột. Và hoạt chất này lại là thành phần thúc đẩy việc phát triển của các ổ mụn. Thêm vào đó, các thực phẩm cay nóng, chất kích thích cũng là các nhân tố kích thích tuyến bã nhờn hoạt động nhiều hơn. Từ đó, dầu thừa tăng đột biến, lỗ chân lông bị tắc nghẽn, các ổ mụn sẽ nhanh chóng hình thành. 

Chưa kể, khi bạn sinh hoạt giờ giấc không khoa học, thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc, kéo theo đó nội tiết tố sẽ bị rối loạn và tuyến bã nhờn hoạt động mất kiểm soát. Đó cũng là nguồn cơn khiến mụn mọc quanh miệng và cằm nhiều hơn. 

Nguyên nhân gây ra mụn đến từ nhiều nguyên do nhưng chủ yếu lại đến từ các thói quen sinh hoạt sai cách của bạn. Vì vậy, khi bạn được biết nguyên do bạn sẽ có những biện pháp khắc phục sớm và tránh để các nốt mụn phát triển nghiêm trọng hơn. 

Nguyên nhân Mụn mọc quanh miệng và cằm

Nguyên nhân dẫn đến mụn mọc quanh miệng và cằm

Cách trị mụn mọc quanh miệng và cằm

Mụn mọc quanh miệng và cằm thông thường đều là các nốt mụn bọc mủ, sưng viêm và có thể là mụn cấm, mụn đinh râu. Các bác sĩ da liễu cũng khuyến cáo rằng các nốt mụn này thường nguy hiểm rất dễ kéo theo di chứng, nhiễm trùng máu nếu bạn xử lý sai cách. 

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Trên thực tế, bác sĩ da liễu chỉ ra rằng, các nốt mụn về cơ bản sẽ tự chuyển biến, xẹp và khô dần. Tuy nhiên, đó là trong điều kiện bạn không tác động mạnh, chăm sóc vùng da mụn đúng cách và duy trì thói quen sinh hoạt khoa học. 

Do đó, việc đầu tiên để trị mụn mọc quanh miệng và cằm thì bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt:

  • Nên vệ sinh da mặt thật sạch sẽ 2 lần/ ngày vào buổi sáng và buổi tối. 
  • Tránh ăn uống các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đường hay nhiều muối, chất kích thích.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống nhiều nước sẽ giúp cân bằng, thải độc tố da từ bên trong. 
  • Không nên thức khuya, cần ngủ đủ giấc 8 tiếng/ ngày. 
  • Lựa chọn mỹ phẩm chăm sóc da phù hợp với tình trạng da hiện tại.
  • Không nên đưa tay sờ nắn, hay tự ý lấy mụn tại nhà, khả năng viêm nhiễm và nhiễm trùng đường máu rất cao. 
  • Chống nắng kỹ lưỡng trước khi ra khỏi nhà. 

Sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị mụn 

Thực tế là các nốt mụn sẽ cần thời gian tương đối lâu để có thể điều tiết và trở về trạng thái da lành lặn ban đầu. Nói cách khác, bạn phải mất nhiều thời gian và sống chung với mụn trong thời gian dài mới có thể nói tạm biệt mụn. Thêm vào đó, thời gian để các lâu, khả năng mụn lây lan càng cao vì không phải ai cũng biết cách xây dựng chế độ chăm sóc da khoa học. Mụn có thể lây lan nhiều hơn, thậm chí viêm nhiễm, thâm và sẹo rỗ sau mụn là điều khó tránh khỏi. 

Chính vì vậy, bạn cần đến sự bổ trợ của các sản phẩm trị mụn như thuốc bôi hay thuốc uống. Về cơ bản, các nốt mụn ở miệng và cằm hầu hết đều là mụn sưng viêm khả năng viêm nhiễm cao. Vì vậy, các loại thuốc bôi - thuốc uống là điều rất cần thiết cho làn da. Bởi trong thuốc bôi sẽ có chứa các hoạt chất có tính kháng viêm và gom còi mụn nhanh chóng. 

  • Một số loại thuốc bôi phổ biến:  Isotretinoin, Thuốc chống androgen, Thuốc bôi nhóm Retinol, chứa Salicylic acid, Benzoyl peroxide, chứa Azelaic acid. 
  • Trong trường hợp tình trạng mụn viêm nặng bạn cần có sự can thiệp của các loại thuốc uống. Bởi lẽ các loại thuốc uống sẽ tác động điều tiết từ bên trong giúp cân bằng lại nội tiết tố và giúp kiểm soát dầu thừa hiệu quả. Từ đó, tình trạng mụn viêm sẽ được thuyên giảm. Một số loại thuốc uống phổ biến: Doxycycline, Minocycline, Tetracycline, Erythromycin,...

Đến bác sĩ thăm khám trực tiếp

Sử dụng thuốc uống và thuốc bôi mang đến hiệu quả nhanh nhưng đồng thời cũng có thể để lại tác dụng phụ nếu bạn sử dụng không đúng liều lượng. Khi sử dụng quá nhiều làn da sẽ dễ bị khô và nhanh lão hóa. Do đó, bạn cần có sự hướng dẫn, chỉ định trực tiếp từ bác sĩ để sử dụng đúng- đủ vừa cải thiện tình trạng mụn nhanh chóng vừa hạn chế trường hợp tác dụng phụ. 

Thêm vào đó, một số trường hợp mụn cấm, mụn đinh râu bạn không thể tự nặn, hay xử lý. Thậm chí bạn không thể phân biệt và nhận định được đâu là loại mụn nguy hiểm. Do đó, nếu không yên tâm về cách xử lý các nốt mụn và giảm thiểu tối đa rủi ro từ việc sử dụng quá đà, bạn nên được thăm khám từ bác sĩ chuyên môn. 

Cách trị mụn mọc quanh miệng và cằm

Cách trị mụn mọc quanh miệng và cằm

Mụn mọc quanh miệng và cằm thực tế không hề nhẹ và đơn thuần như các loại mụn thông thường. Và mụn mọc ở 2 vị trí này cũng là biểu thị của các bộ phận trong cơ thể đang cần được “cấp cứu” ngay. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân và cách trị mụn mọc quanh miệng và ở cằm.