Nói đến con gái người ta thường nghĩ đến sự rắc rối, tuy nhiên bạn đâu biết rằng con gái thì cũng có người này người kia. Và thực tế có một thứ còn rắc rối hơn đó là mụn. Đã vậy, mụn còn có đến 5-7 loại: mụn đầu đen, mụn trứng cá, mụn viêm và mụn nội tiết,.... Có thể nói, mụn nội tiết rắc rối và “khó nhằn” hơn cả, vì chúng có thể đeo bám bạn cho dù bạn là nam hay nữ, bao nhiêu tuổi, thậm chí khi đã qua dậy thì. Vậy mụn nội tiết là gì, nguyên nhân do đâu, cách trị ra sao?
Mụn nội tiết là gì?
Nghe qua cái tên có lẽ cũng đủ để chúng ta hình dung mụn nội tiết là gì. Mụn nội tiết chắc chắn nguyên nhân đến từ vấn đề rối loạn, thay đổi nội tiết tố đột ngột trong cơ thế. Từ đó, tuyến bã nhờn tăng hoạt động gây hiện tượng da dầu nhờn, bít tắc lỗ chân lông, cộng thêm với bụi bẩn vi khuẩn các nốt mụn sẽ nhanh chóng hình thành như mụn mụn đầu trắng, mụn mủ, mụn bọc mủ.
Mụn nội tiết nguyên nhân do đâu?
Như đã nói ở trên, mụn nội tiết nguyên nhân chính là do sự rối loạn, đột ngột tăng hoặc giảm của hoocmon trong cơ thể. Tuy nhiên, vì sao nội tiết tố đang yên đang lành lại có sự thay đổi đó. Vậy mụn nội tiết nguyên nhân thật sự bắt nguồn từ đâu?
- Sự căng thẳng: Luôn được xếp vào nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mụn nội tiết, sự căng thẳng kéo dài vô tình khiến cơ thể “bật chế độ báo động” bằng việc làm rối loạn nội tiết gây nên các nốt mụn nhằm cảnh báo “khổ chủ”. Thông thường khi căng thẳng, người sẽ mệt mỏi, ngủ ít, không đủ giấc, thức đêm. Và ngay hôm sau các nốt mụn sưng đỏ sẽ xuất hiện. Và mụn nội tiết ở cằm, ở trán cũng từ đó mà ra.
- Tác động của thuốc tránh thai: Chúng ta đều biết rằng mụn nội tiết sinh ra do hormone (nội tiết), vậy nên khi dung nạp vào cơ thể một lượng thuốc chứa các hormone tương tự như testosterone, progestin điều này sẽ khiến nôin tiết trong cơ thể mất cân bằng và sinh ra mụn. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Jennifer Conti (một chuyên gia y tế, nhà báo y tế và bác sĩ Ob / Gyn được quốc tế công nhận) chỉ ra rằng những loại thuốc ngừa thai có chứa estrogen lại có thể giúp ích cho việc điều trị mụn nội tiết. Bởi lẽ, estrogen có thể cân bằng nội tiết tố, làm cầu nối giúp các tuyến bã nhờn ngưng hoạt động mạnh. Do vậy, khi sử dụng thuốc tránh thai bạn nên xem xét thành phần để tránh tự rước mụn vào người.
- Do chu kỳ kinh nguyệt: Đa phần chị em phụ nữ cứ sắp đến sát ngày “đèn đỏ” thì sẽ xuất hiện một hay một vài nốt mụn to to, sưng đỏ nơi má, gần cánh mũi. Đến chu kỳ kinh nguyệt, tử cung hoạt động, lượng estrogen suy giảm gần như chỉ còn một nửa. Trong khi đó, đây lại là hormone duy nhất giúp cân bằng nội tiết. Và bên cạnh đó, thời gian này, cortisol và testosterone lại được dịp tăng cường năng suất hoạt động khiến dầu thừa xuất hiện ồ ạt trên mặt, kết hợp cùng bụi bẩn. Và từ đó, mụn sưng viêm hình thành. Nói như vậy có phải chỉ có mụn nội tiết tố nữ còn nam thì không? Rất tiếc mụn nội tiết lại chẳng hề phân biệt nam hay nữ. Và nam giới cũng có sự thay đổi hormone như ở giai đoạn dậy thì. Vì vậy nên mụn nội tiết ở nam là điều hoàn toàn có thể.
- Yếu tố di truyền: Mụn nội tiết nguyên nhân từ yếu tố di truyền luôn mang đến nỗi ám ảnh dai dẳng nhất, cũng như khó điều trị. Những ai bẩm sinh vốn có tuyến bã nhờn phát triển mạnh, da luôn trong tình trạng dầu nhiều quá mức gần như luôn phải đối diện với mụn nội tiết thường trực.
- Độc tố tích tụ do sử dụng thực phẩm bổ sung: Thực phẩm bổ sung ngày nay gần như rất phổ biến. Từ thực phẩm bổ sung năng lượng, dinh dưỡng, đến thực phẩm bổ sung các hoạt chất như collagen, vitamin C,... Và chưa kể, nhiều người còn sử dụng các thực phẩm chức năng giúp giảm cân, tăng cân hay tăng chiều cao mà chưa rõ về nguồn gốc cũng như tính an toàn. Và điều đó vô tình khiến cơ thể phải dung nạp một lượng độc tố lớn, do các chất trong thực phẩm không thể chuyển đổi thành dưỡng chất tương thích vào cơ thể. Do vậy, khi gan, thận, hệ bài tiết không thể đào thải các độc tố này, thì da là nơi phải lãnh hậu quả. Các nốt mụn sưng to, đỏ, bọc mủ, không đầu mụn chính là kết quả của việc độc tố tích tụ lâu ngày trong cơ thể.
- Do hội chứng buồng trứng đa nang: Những người trong độ tuổi sinh đẻ, hay từng triệt lông có nguy cơ cao bị hội chứng buồng trứng đa nang. Và đây cũng là nguyên nhân mụn nội tiết hình thành. Hội chứng này sinh ra tình trạng kháng insulin dẫn đến androgen được sản sinh quá mức, gây rối loạn nội tiết tố. Kết quả của hội chứng đa nang này khiến mụn trứng cá xuất hiện.
Cách trị mụn nội tiết hiệu quả
Ai trong chúng ta cũng sẽ ít nhất một lần bị mụn nội tiết. Vậy khi bị mụn nội tiết thì phải làm sao?
Khi chúng ta xác định được mụn nội tiết nguyên nhân do đâu thì các trị mụn nội tiết hiệu quả nhất cũng sẽ dễ dàng hơn. Nói cách khác biết mình bị bệnh gì, nguyên nhân là do đâu thì từ đó chúng ta chỉ việc tìm giải pháp để giải quyết nguồn cơn gây ra mụn nội tiết là gì.
- Nếu mụn nội tiết do căng thẳng, vậy hãy giữ cho bản thân luôn trong trạng thái vui vẻ, sảng khoái. Và nếu chẳng may gặp phải những áp lực trong công việc, cuộc sống điều bạn cần là hãy suy nghĩ lạc quan hơn, đi ngủ sớm và ăn uống đúng giờ, đủ 3 bữa trong ngày.
- Nếu mụn nội tiết do sử dụng thuốc tránh thai, chúng ta chỉ cần loại bỏ những loại thuốc đó đi và tìm những loại thuốc khác có thành phần estrogen nhiều hơn.
- Hãy uống thật nhiều nước sẽ giúp cơ thể nhanh chóng đào thải độc tố thay vì tích tụ và đào thải qua da. Nhờ vậy, mụn nội tiết tố sẽ sớm bị ngăn chặn ngay từ đầu.
- Nếu mụn nội tiết hình thành do yếu tố di truyền bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, luôn bổ sung nhiều rau xanh, trái cây giàu chất xơ và vitamin sẽ giúp da vừa khỏe, dầu thừa được hạn chế, các nốt mụn sưng viêm sẽ không còn cơ hội xuất hiện.
- Tuy nhiên, nếu tình trạng mụn vẫn còn dai dẳng, chưa dứt, bạn có thể tìm đến bác sĩ để tìm cách trị mụn nội tiết hiệu quả nhất. Vì tại đây bác sĩ sẽ giúp bạn thăm khám tìm đúng nguyên nhân gây mụn, hoặc phát hiện bạn có đang gặp các vấn đề khác như hội chứng buồng trứng đa nang hay không và giúp bạn sớm điều trị bằng thuốc.
Những điều cần biết xoay quanh vấn đề mụn nội tiết
- Mụn nội tiết mọc ở đâu?
Tùy thuộc vào vấn đề bạn đang gặp hay nguyên do gây mụn mà mụn nội tiết ở cằm, ở trán hay ở má. Theo chuyên gia, mụn nội tiết ở trán, cằm là do căng thẳng. Trong khi đó, mụn nội tiết ở má có thể do độc tố tích tụ, hội chứng đa nang buồng trứng, hay do chu kỳ kinh nguyệt. - Mụn nội tiết có ngứa không?
Nhiều bạn sẽ nhầm lẫn giữa mụn nội tiết và mụn do dị ứng mỹ phẩm. Mụn nội tiết không gây ngứa như mụn dị ứng mỹ phẩm. Và các nốt mụn nội tiết cũng sưng to, đỏ sẫm màu hơn, và không thấy đầu mụn. - Mụn nội tiết mang thai nên làm sao?
Giai đoạn mang thai nhiều phụ nữ thường có hiện tượng mặt, cổ nổi nhiều mụn nội tiết. Và ai cũng mang tâm lý ngại “xấu”. Vậy liệu trị mụn nội tiết khi mang thai có được không có ảnh hưởng gì không? Thực tế, khi mang thai sinh mụn cũng do nội tiết tố thay đổi. Tuy nhiên, trong thời gian này chúng ta cần hạn chế sử dụng mỹ phẩm, hóa chất. Vì vậy, cách trị mụn hiệu quả cho bạn hãy giữ da mặt sạch, đắp các mặt nạ tự nhiên từ lô hội, giấm táo, bổ sung thực phẩm trái cây, rau xanh. - Bị mụn nội tiết nên ăn gì?
Rau xanh và trái cây cũng như uống nhiều nước luôn là những thực phẩm giúp làn da trẻ, khỏe, ngăn ngừa tình trạng da nhiều dầu sinh mụn nội tiết. - Trị mụn nội tiết mất bao lâu?
Tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng hiện tại mụn nội tiết có thể điều trị sau 2 tuần đến vài tháng.
Bài viết trên là tổng quan về mụn nội tiết là gì, nguyên nhân, cách trị cũng như các câu hỏi, vấn đề xung quanh mụn nội tiết. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng mụn nội tiết tố và chưa có hướng giải quyết hãy để lại câu hỏi và bác sĩ sẽ trực tiếp tư vấn cho bạn nhé!