Nếu một ngày thức dậy bạn thấy trên trán mình xuất hiện các nốt mụn, dai dẳng mãi không dứt thì hãy tham khảo ngay bài viết sau đây. Chúng tôi mang sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi nổi mụn trên trán là bị gì, nguyên nhân và cách trị hiệu quả.

1. Mụn mọc nhiều ở trán là bị gì?

Ngoài những nguyên nhân đến từ thói quen chăm sóc da không khoa học, dẫn tới bít tắc lỗ chân lông và nổi mụn. Mụn mọc ở trán cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn gặp những vấn đề như sau:

  • Cơ quan tiêu hóa, gan, mật của bạn gặp trục trặc

Nếu bạn thắc mắc mọc mụn ở trán là bệnh gì thì câu trả lời có thể là các vấn để về hệ tiêu hóa, hệ thống gan mật. 

Mụn mọc nhiều ở trán là bị gì?

Mụn mọc nhiều ở trán là bị gì?

  • Tinh thần mệt mỏi, căng thẳng, stress
  • Thói quen sinh hoạt không điều độ như: thức khuya, ngủ không đủ giấc.
  • Bên cạnh đó, việc nổi mụn trên trán gần chân tóc cũng có thể do thói quen để tóc mái khiến vùng da ẩm thấp, dễ dàng nhiễm khuẩn và gây ra mụn.

Đây chính là những nguyên nhân dẫn tới việc mụn mọc ở trán. Nếu bạn gặp phải vấn đề da liễu này thì đừng quên áp dụng cách chăm sóc và điều trị dưới đây để cải thiện một cách hiệu quả nhất.

2. Cách trị mụn mọc nhiều ở trán 

Nếu mụn mọc ở trán ngày càng nhiều và trầm trọng bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra xem các cơ quan tiêu hóa, hệ thống gan mật của mình có vấn đề gì không. Đồng thời hãy nghe theo bác sĩ để khắc phục các vấn đề sức khỏe này.

Đây cũng là cách ngăn ngừa nổi mụn ở trán từ bên trong. Bên cạnh đó, bạn có thể điều trị những nốt mụn trên bề mặt bằng phương pháp như sau:

  • Vệ sinh làn da thật sạch bằng sữa rửa mặt chứa thành phần axit salicylic. Tẩy trang nếu có trang điểm hoặc bôi kem chống nắng.
  • Bôi sản phẩm có thành phần kháng sinh hay benzoyl peroxide để giúp các nốt mụn khô lại và bong cồi khỏi bề mặt da.
  • Đắp các loại mặt nạ tốt cho da mụn như: bột yến mạch, nha đam, tinh bột nghệ + mật ong,...

Cách trị mụn mọc nhiều ở trán

Cách trị mụn mọc nhiều ở trán 

  1. Có thể rửa mặt hàng ngày với bột yến mạch pha với nước.
  2. Xay nhuyễn gel nha đam và đắp lên vùng da trán bị nổi mụn trong 20 phút 3 lần/tuần.
  3. Trộn đều tinh bột nghệ và mật ong rồi đắp lên da trong 15 phút 3 lần/tuần.

Các loại mặt nạ này không chỉ giúp loại bỏ mụn mà còn giúp nuôi dưỡng làn da khỏe hơn, hạn chế dầu nhờn.

Sau khi áp dụng, nếu các nốt mụn khô lại trên bề mặt da thì có thể đến cơ sở da liễu uy tín để được nặn mụn chuẩn y khoa. 

Nếu các nốt mụn vẫn lây lan và nghiêm trọng hơn hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn thuốc uống, thuốc bôi trị mụn chuyên sâu.

3. Cách chăm sóc da nổi mụn ở trán

Ngoài các phương pháp điều trị mụn nổi ở trán, bạn cũng nên tuân thủ theo quy trình chăm sóc da và dinh dưỡng cũng như sinh hoạt dưới đây để phòng ngừa mụn:

  • Tuyệt đối không sờ tay lên trán, không tự ý cạy, nặn các nốt mụn để tránh nhiễm trùng. Hạn chế để tóc mái trong thời điểm này để làn da được thông thoáng.

Cách chăm sóc da nổi mụn ở trán

Cách chăm sóc da nổi mụn ở trán

  • Hãy duy trì chế độ sinh hoạt điều độ: ngủ đúng giờ, đủ giấc. Nếu bạn bị mất ngủ có thể nghe nhạc thư giãn tập một số động tác yoga nhẹ nhàng để dễ chìm vào giấc ngủ.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi.
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống đủ nước lọc, nước  trái cây để cơ thể và làn da thêm khỏe mạnh. Một số trái cây, rau củ tốt cho da như: cà chua, quả anh đào, chanh, táo, đu đủ,...
  • Có thể bổ sung men tiêu hóa để khắc phục các vấn đề về hệ tiêu hóa, giúp bạn hạn chế tình trạng nổi mụn ở trán.

Với những chia sẻ trên đây hy vọng bạn đã hiểu thêm về nổi mụn trên trán bị gì, nguyên nhân và cách trị hiệu quả. Hãy áp dụng ngay để sở hữu một làn da mịn màng mềm mại và không còn dấu vết của mụn.