Bạn đang cần lựa chọn một phương pháp làm đẹp để cải thiện các vấn đề da nám, sạm, sẹo rỗ, nếp nhăn và đang cân nhắc peel da và lăn kim cái nào tốt hơn? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để tự tìm câu trả lời cho mình!

Phân biệt peel da và lăn kim

Những năm gần đây, ngày càng nhiều các công nghệ làm đẹp mới nở rộ và phát triển tại nước ta. Trong số đó, peel da đang dần trở thành dịch vụ được nhiều hội chị em “săn đón”. Sở dĩ, theo như lời quảng cáo peel da là dịch vụ “thay áo mới cho làn da” nhưng không phẫu thuật, không tạo vết thương hở cho da nhưng vẫn giúp da trẻ hóa, giải quyết nám, sạm, sẹo rỗ. 

Trước đó, lăn kim cũng được không ít người ưa chuộng và tung hô là dịch vụ có thể giải quyết nhiều vấn đề của da như sẹo rỗ, nám, sạm, nếp nhăn, mụn, giúp da láng mịn hơn, trẻ trung hơn. 

Có thể nói, xét về mặt công dụng thì peel da và lăn kim đều mang đến hiệu quả, một làn da mới tươi trẻ hơn, giải quyết được các vấn đề khiến da kém sắc. Tuy nhiên, peel da và lăn kim khác nhau thế nào?

Peel da

  • Nguyên lý hoạt động của công nghệ peel da dựa trên tác động của các loại acid ở từng tầng da mà từ đó thúc đẩy việc tăng sinh, tái tạo mô tế bào mới giúp cải thiện các vấn đề nám, sạm hay tăng sinh collagen giúp làm đầy nếp nhăn hay sẹo rỗ. 
  • Các loại acid thường dùng trong peel da được chiết xuất từ trái cây, vỏ cây, các nguyên liệu từ tự nhiên nên rất an toàn với da. Tuy nhiên, vì là acid nên bạn vẫn cần được bác sĩ thăm khám và chỉ định để đảm bảo an toàn. 
  • Tùy thuộc vào tình trạng, vấn đề da đang gặp phải mà bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn loại acid phù hợp, cũng như nồng độ, liều lượng. 

Lăn kim

  • Nếu peel da dựa trên tác động của acid, các phản ứng hóa học để thúc đẩy tăng sinh collagen thì lăn kim lại dựa vào cơ chế tự vệ tự thân của cơ thể và làn da. Cụ thể, trong công nghệ lăn kim, dưới tác động của những đầu kim tạo nên các vết thương giả, kích thước nhỏ trên da sẽ kích thích làn da tự vệ bằng cách tăng sinh collagen, tái tạo mô tế bào mới. Và tạo thành các con đường đưa dưỡng chất vào sâu dưới da hơn. 
  • Nhờ vậy, công nghệ lăn kim giải quyết được các nếp nhăn nông đến sâu, tình trạng mụn, sẹo rỗ và nám sạm lâu ngày. Tùy thuộc vào tình trạng da, các vết sẹo rỗ nông hay sâu, nám sạm nhiều hay ít, bác sĩ sẽ cân nhắc đầu kim cũng như dưỡng chất cho từng trường hợp. 

Phân biệt peel da và lăn kim

Phân biệt peel da và lăn kim

Peel da và lăn kim cái nào tốt hơn?

Thực tế, lăn kim và peel da về căn bản là như nhau đều giúp “thay áo mới” cho làn da. Tuy nhiên, khác biệt lớn nhất nằm ở chỗ peel da không tạo nên các vết thương hở, hạn chế gây cảm giác đau cho người dùng như công nghệ lăn kim.  Dù vậy, lăm kim và peel da công nghệ nào tốt hơn vẫn cần phải xem xét nhiều khía cạnh hơn. 

Ưu - nhược điểm của Peel da

  • Ưu điểm 

    Peel da không tạo nên các vết thương hở trên da, các loại acid cũng tác động tương đối nên không gây đau trong quá trình điều trị da. 

    Peel da có thể lấy hết bụi bẩn, dầu thừa sâu dưới nang lông, giúp da vừa kiểm soát bã nhờn vừa se khít lỗ chân lông. 

    Peel da có thể tác động ở cấp độ nông đến sâu từ bề mặt da đến lớp hạ bì giúp thúc đẩy tái tạo làn da mới, cải thiện được mụn, nám sạm và nếp nhăn nông. 

    Liệu trình của peel da thường chỉ trong 3-4 lần, và duy trì hiệu quả được lâu dài về sau nếu áp dụng chế độ chăm sóc da khoa học sau đó. 

    Vì không tạo nên vết thương hở nên không mất thời gian nghỉ dưỡng nhưng vẫn cần được che chắn bảo vệ da. 

  • Nhược điểm

    Kết quả của peel da dựa vào tác động, phản ứng của các loại acid nên tùy vào mức độ các acid có thâm nhập được sâu, nhiều hay không mà mang đến hiệu quả nhiều hay ít. Chính vì vậy, thường peel da sẽ chỉ giải quyết được các vấn đề nám nông, sạm da, mụn, nếp nhăn nông và sẹo rỗ nông, nhỏ. 

    Nếu tự ý áp dụng tại nhà không cân nhắc về liều lượng và nồng độ có thể khiến da dễ mẩn cảm, kích ứng. 

Ưu - nhược điểm của lăn kim

  • Ưu điểm 

    Hiệu quả của lăn kim thường giải quyết được nhiều vấn đề hơn ngay cả những nếp nhăn sâu, sẹo rỗ sâu và to. Vì dưới tác động của đầu kim có thể tiến sâu đến các tầng dưới da, với tỉ lệ nhiều hơn, tạo thành nhiều “đường dân” giúp đưa dưỡng chất vào nhiều và sâu dưới da thúc đẩy quá trình tái tạo hiệu quả hơn. 

    Tùy vào mức độ của da mà liệu trình có thể chỉ rơi vào 1-2 lần đã cải thiện được làn da và duy trì kết quả dài lâu. 

    Lăn kim kích thích khả năng tái tạo, tăng sinh collagen tự thân của làn da. Vì vậy mà giúp làn da trẻ hóa hơn. 

    Thời gian nghỉ dưỡng tương đối ngắn, chỉ sau 2-3 ngày lớp da trên bề mặt sẽ khô, đóng mài và tự bong. Bạn chỉ cần che chắn, đeo khẩu trang và chống nắng cẩn thận trước khi ra ngoài hay ngồi trước máy tính để bảo vệ da. 

  • Nhược điểm

    Vì lăn kim trực tiếp lên bề mặt da sẽ gây cảm giác hơi đau và khó chịu. Tuy nhiên, tại các phòng khám lớn các bác sĩ luôn ủ tê giảm đau trước khi áp dụng. 

    Vì lăn kim tạo nên các vết thương hở nên đòi hỏi đảm tính vệ sinh, an toàn cao. Vì vậy bạn cần chọn lựa những cơ sở y tế uy tín tránh để làn da bị nhiễm trùng, và biến chứng sau lăn kim. 

Peel da và lăn kim cái nào tốt hơn?

Peel da và lăn kim cái nào tốt hơn?

Có thể nói, dựa vào ưu- nhược điểm của từng công nghệ lăn kim hay peel da chúng ta không kết luận phương pháp nào tốt hơn. Thay vào đó, tùy vào từng trạng da, các vấn đề của da cũng như của bản thân “khổ chủ” muốn cải thiện da nhanh hơn, chịu đau được thì sẽ lựa chọn áp dụng phương pháp phù hợp. 

Hãy để lại hình ảnh về làn da của bạn dưới đây, bác sĩ sẽ sớm tư vấn và giúp bạn tìm được giải pháp phù hợp!