Chính bởi công dụng có thể “vá thương”, chắp vá và làm lành các thương tổn bên trong cơ thể, nhiều người đặt ra câu hỏi rằng, liệu peptide có trị mụn được không, có thể giúp phục hồi được vùng da đã bị thương tổn do vi khuẩn, ổ mụn gây nên? Đọc ngay bài viết dưới đây để biết đáp án cho câu hỏi này!
Peptide là gì và công dụng gì với làn da?
Chuỗi từ 2-50 các amino acid liên kết với nhau được gọi là peptide. Và trong trường hợp số lượng amino acid vượt hơn 50, người ta gọi đó là protein. Peptide đóng vai trò không nhỏ trong quá trình hỗ trợ phục hồi và làm lành các tế bào thương tổn.
Đó cũng là lý do, peptide được sử dụng trong mỹ phẩm chăm sóc da. Vậy cơ chế hoạt động của peptide là gì?
Peptide được xem như “chất vữa” có khả năng chắp vá và làm lành vào những vùng da có tế bào thương tổn như những mảng tường xuất hiện các vết nứt do thời gian hay tác động từ môi trường ngoài. Nói cách khác, khi cơ thể thông báo rằng đang có vết thương hay tế bào bị hư tổn, thì ngay lập tức peptide được tiết ra và điều đến vùng thương tổn đó.
Trên đường di chuyển, peptide sẽ kết hợp cùng một thụ thể khác và tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh và có nhiệm vụ chắp vá lại vết thương đó của cơ thể. Ngoài ra, peptide còn có một nghĩa vụ khác đó là kích thích cơ chế tăng sinh collagen tự thân của cơ thể.
Thông thường khi collagen bị đứt gãy sẽ phân hủy tạo thành các peptide ngắn, và các peptide này sẽ “báo hiệu giả” đến cơ thể rằng có vùng đang bị tổn thương. Và từ đó, cơ thể sẽ kích thích tăng sinh collagen và elastin mới. Chính vì vậy, peptide cũng được dùng trong mỹ phẩm với mục đích tương tự.
Trong mỹ phẩm, loại peptide được sử dụng phổ biến đó là Matrikines, Gly-His-Lys (GHK). Các loại peptide này hay còn được gọi nôm na là các mảnh vụn collagen. Và khi xâm nhập vào dưới da, các mảnh vụn sẽ tạo nên các tín hiệu giả. Từ đó, cơ thể và làn da nhận phản hồi và sớm tăng sinh tạo các mô tế bào mới, tăng sinh collagen và elastin mới.
Có thể nói, nhờ có peptide, mạng lưới collagen và liên kết elastin dưới da được tăng cường nhiều hơn. Nhờ vậy, làn da cũng sẽ được trẻ hóa từ bên trong, tăng tính đàn hồi và cải thiện tình trạng nếp nhăn hay lão hóa.
Tuy nhiên, peptide lại có nhược điểm đó là với kết cấu rất khó len lỏi vào sâu dưới da. Và cũng chính vì thế, lượng peptide từ mỹ phẩm thẩm thấu vào da là tương đối ít, và không trọn vẹn. Do đó, các sản phẩm chứa peptide collagen thường mang đến kết quả tương đối chậm và cần sử dụng liên tục trong thời gian dài.
Công dụng của peptide với làn da
Peptide có trị mụn được không?
Chính bởi công dụng có thể “vá thương”, chắp vá và làm lành các thương tổn bên trong cơ thể, cụ thể là vùng da, peptide được nhiều người nhận định như một “thần dược” giúp làn da nhanh hồi phục. Và cũng chính vì thế, nhiều người đặt ra câu hỏi rằng, liệu peptide có trị mụn được không, có thể giúp phục hồi được vùng da đã bị thương tổn do vi khuẩn, ổ mụn gây nên?
Thực tế, theo cơ chế hoạt động cũng như công dụng, peptide chủ yếu tập trung vào việc “vá thương” tăng sinh collagen elastin dưới da. Có thể nói, peptide thường được sử dụng trong công cuộc trẻ hóa, làm đầy, củng cố mạng lưới nâng đỡ dưới da. Từ đó, làn da sẽ ngăn ngừa được tình trạng lão hóa da đến sớm, cải thiện các nếp nhăn.
Đối với công dụng trị mụn, peptide về cơ bản không thể giúp ức chế hay cải thiện tình trạng các ổ mụn đang “hoành hành”. Trong khi đó, thời kỳ sau mụn, vùng da tại đó vẫn còn tàn tích là tình trạng da bị sụp hụt tạo thành các vết sẹo rỗ. Và đây chính là thời điểm thích hợp mà các peptide phát huy tác dụng.
Nói cách khác, trong thời gian vùng da tổn thương do mụn đang phục hồi, peptide sẽ giúp báo hiệu đến cơ thể nhằm kích thích tăng sinh collagen và elastin mới. Từ đó, vùng da sẽ được làm đầy, giúp bề mặt da bằng phẳng hơn, lấy lại tình trạng căng mịn thuở ban đầu. Tình trạng sẹo rỗ nhờ thế cũng được đẩy lùi.
Peptide mặc dù cũng mang đến những công dụng trong làm đẹp cho làn da. Tuy nhiên, không vì thế mà peptide có thể giải quyết toàn diện các vấn đề mà da đang gặp phải. Bạn cần hiểu rõ công dụng, cơ chế hoạt động và lợi ích thật sự mà peptide mang lại để không sử dụng bừa bãi.
Công dụng chính của peptide là hỗ trợ làm lành, phục hồi tổn thương và giúp kích thích tăng sinh collagen mới. Do vậy, nếu bạn đang sở hữu một làn da bước vào giai đoạn lão hóa hay làn da sau mụn có tình trạng sẹo rỗ thì peptide có thể giúp bạn cải thiện các khuyết điểm đó.
Peptide có trị mụn được không?
Tuy nhiên, như đã chia sẻ, các mỹ phẩm chứa peptide đều mang lại kết quả tương đối chậm và kết quả thay đổi rõ ràng cũng cần thời gian và sự kiên trì của người sử dụng. Nếu bạn dùng đủ liều lượng, đủ thời gian, peptide sẽ là “người hùng thầm lặng” giúp kéo dài thanh xuân cho làn da của bạn.
Peptide không giúp trị mụn nhưng có thể cải thiện, rút ngắn thời gian phục hồi của vùng da tổn thương sau mụn. Nếu không muốn làn da xuất hiện những vết sẹo rỗ kém thẩm mỹ, peptide chính là chìa khóa giúp bạn giải quyết vấn đề này. Sử dụng peptide đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ sẽ tận dụng và phát huy tối đa công dụng của hoạt chất này.