Sẹo lồi sẹo lõm là một trong những tàn tích mà mụn để lại do quá trình phục hồi da sau mụn của da không được trọn vẹn. Sẹo lồi và sẹo lõm do mụn mang đến nhiều ám ảnh hơn và cũng khó điều trị hơn mụn rất nhiều. Vậy với sẹo lồi lõm do mụn nên điều trị như thế nào?
4 phương pháp điều trị sẹo lõm do mụn
Mụn không chỉ dừng lại ở việc khiến làn da trông xấu xí, tổn thương ở thời điểm đó mà còn để lại tàn tích về sau khi mụn qua đi. Điển hình phải kể đến tình trạng sẹo rỗ. Sau mụn ngoài sẹo thâm thì sẹo rỗ rất dễ bị hình thành.
Nguyên nhân chủ yếu đó là quá trình phục hồi da sau mụn không được đảm bảo trọn vẹn. Khi bị mụn, đặc biệt là những nốt mụn sưng viêm, mụn bọc mủ thì khả năng để lại sẹo rỗ lại càng cao. Bởi lẽ, các nốt mụn này xảy ra tình trạng vi khuẩn ăn sâu, tấn công các tế bào và gây nên tình trạng viêm nhiễm nặng. Từ đó, các tế bào của da đã bị thương tổn, đứt gãy, phá hủy và khiến da bị sụp hụt, sẹo rỗ.
Và quãng thời gian phục hồi sau mụn chính là lúc các tế bào da được chữa lành, phục hồi và tăng sinh các tế bào mới để làm đầy vùng da bị sụp hụt do mụn. Tuy nhiên, không phải làn da nào cũng có thể tự chữa lành, tự sản sinh ra collagen mới, tế bào mới một cách hữu hiệu. Đặc biệt những làn da vốn yếu ớt, không đủ chất thì khả năng phục hồi sẽ rất kém, và điều này khiến lượng tế bào không đủ lấp đầy vùng da thương tổn sau mụn là điều hiển nhiên.
Thực tế, các vết sẹo rỗ cũng bao gồm rất nhiều loại do mức độ thương tổn của ổ mụn cũng khác nhau, độ nông sâu, hay bề rộng cũng đa dạng. Chính vì vậy, có nhiều phương pháp điều trị sẹo lõm khác nhau, với những ưu nhược điểm khác nhau.
Lăn kim
- Đây là phương pháp sử dụng các đầu kim siêu mảnh tác động lên bề mặt da, bề mặt sẹo lõm đã bị chai cứng. Với những tác động như những vết thương nhỏ sẽ kích thích cơ chế bảo vệ da tự thân của làn da. Từ đây, làn da tăng sản sinh collagen và elastin mới. Thêm vào đó, với những vết thương nhỏ, công nghệ lăn kim trị sẹo rỗ còn tạo nên những ‘con đường” giúp đưa dưỡng chất vào sâu dưới da hơn.
- Nhờ các dưỡng chất này, những làn da yếu, khả năng tăng sinh collagen kém sẽ được thúc đẩy, bổ sung collagen từ bên ngoài đưa vào dưới da. Do đó, công nghệ lăn kim trị sẹo rỗ sẽ giúp cải hiệu quả tình trạng sẹo rỗ và cả sẹo thâm do tái tạo tế bào, làn da mới.
- Tùy thuộc vào từng tình trạng sẹo rỗ, mức độ nông sâu hay rộng hẹp bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn đầu kim khác nhau, dưỡng chất đi kèm khác nhau để mang đến hiệu quả. Vì vậy, ưu điểm của công nghệ lăn kim chính là có thể điều trị được nhiều loại sẹo rỗ từ nông đến độ sâu trung bình.
- Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp điều trị này đó là có thể bị nhiễm trùng nếu trong quá trình thực hiện không đảm bảo vệ sinh từ dụng cụ, kim lăn, phòng vô khuẩn. Ngày nay rất nhiều spa nhỏ cũng áp dụng phương pháp lăn kim này nhưng không đảm bảo chất lượng và điều này khiến da bị viêm nhiễm rất nguy hại. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ các địa chỉ phòng khám uy tín trước khi làm đẹp.
Peel da
- Phương pháp peel da cũng dựa trên nguyên tắc bảo vệ da tự thân của làn da. Tức là, thay vì tác động kích hoạt cơ chế tăng sinh collagen tự thân của làn da thông qua tác động của các đầu kim siêu mảnh của lăn kim thì peel da lại vận dụng đến các phản ứng hóa học của các hoạt chất lên da.
- Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ lựa chọn hoạt chất acid, nồng độ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng da, loại sẹo rỗ mà bạn gặp phải. Các hoạt chất acid có nhiệm vụ đầu tiên sẽ giúp lấy đi lớp tế bào da chết, sau đó sẽ tấn công vào các mô biểu bì, lớp trung bì dưới da.
- Collagen, elastin từ đây cũng sẽ được tăng cường sản sinh hơn. Các hoạt chất như acid trái cây về bản chất vẫn là acid, do đó vẫn có nguy cơ gây hại đến da, khiến da có thể bị kích ứng thậm chí tình trạng mụn, da ửng đỏ và bỏng rát là điều có thể xảy ra nếu sử dụng không đúng.
- Do vậy, các bác sĩ luôn khuyến khích khách hàng nên tìm đến các phòng khám uy tín thay vì tự peel da tại nhà. Ngày nay có nhiều sản phẩm bổ trợ việc peel da hay tẩy da chết hóa học tại nhà. Nhưng nếu bạn không hiểu rõ vấn đề này, không phân biệt được tình trạng đẩy mụn hay da bị kích ứng sẽ rất dễ khiến da bị tổn thương, tình trạng mụn cũng kéo dài hơn.
- Ưu điểm của phương pháp peel da chính là việc hạn chế được cảm giác đau, vết thương hở trên da. Tuy nhiên, phương pháp này cũng không tránh khỏi cảm giác châm chích, bỏng rát nhẹ. Và peel da cũng đa phần phù hợp với những nốt sẹo rỗ trên bề mặt, độ sâu ít.
Chất độn mô mềm
- Bên cạnh những vết sẹo rỗ cứng, lâu năm thì vẫn có những nốt sẹo mô mềm. Và một trong những phương pháp điều trị sẹo rỗ mô mềm nhanh chóng nhất chính là tiêm chất độn mô mềm vào dưới da. Các chất độn mô mềm có thể là collagen, HA, chất béo. Khi được đưa vào dưới ổ sẹo, các hoạt chất này giống như những túi nước nhanh chóng lấp đầy vùng da bị sụp hụt đó giúp làm san bằng, không còn tình trạng sẹo lõm nữa.
- Ưu điểm của phương pháp này là ngay lập tức sẽ giúp bạn làm đầy các “hố” sẹo rỗ. Tuy nhiên, về khả năng duy trì lại không được lâu. Bởi lẽ, các hoạt chất này khi đưa dưới da sẽ cần thời gian ổn đinh cũng như được cơ thể tiếp nhận. Và mức độ duy trì thông thường chỉ đạt 80%. Tức, khả năng nốt sẹo rỗ đó sau một thời gian cũng sẽ bị hiện tượng sụp hụt trở lại.
Laser
- Lăn kim hay peel da phù hợp với các nốt sẹo rỗ tương đối nông và có độ sâu trung bình. Trong khi đó, có nhiều trường hợp các nốt mụn ăn sâu và để lại các vết sẹo rỗ có độ sâu cùng với phần đáy sẹo hẹp rất khó xử lý, đầu kim không thể tác động đến được.
- Và vì vậy, công nghệ laser được ứng dụng trong phương pháp điều trị sẹo rỗ nhằm giải quyết các nốt sẹo rỗ đó. Với bước sóng năng lượng lớn, tia laser có thể xuyên qua bề mặt da và tác động đến tận sâu từng đáy sẹo. Từ đây nhờ năng lượng nhiệt, tia laser sẽ kích thích tác động cơ chế tăng sinh collagen mới, tế bào mới cũng như tiêu hủy đi phần tế bào da chai cứng dưới đáy sẹo.
- Các nốt sẹo có đáy hình tam giác, hình nhọn khó trị đều sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, điều trị sẹo rỗ với laser cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Với bước sóng lớn, năng lượng từ tia laser có thể khiến da bị phỏng, hay tế bào bị thương tổn nặng.
- Và những yếu tố đó chỉ được khắc phục khi người thực hiện là bác sĩ có chuyên môn, am hiểu kỹ thuật sử dụng, điều chỉnh đúng bước sóng cho từng trường hợp và quan trọng hơn là công nghệ laser tối tân. Các công nghệ thiết bị laser thế hệ trước còn nhiều thiếu sót nên khả năng gây biến chứng cao.
Vì vậy, bạn nên chọn những phòng khám lớn, trang bị thiết bị hiện đại tối tân.
4 phương pháp điều trị sẹo lồi do mụn
Bên cạnh sẹo lõm thì sẹo lồi cũng là một trong những biến chứng mà mụn để lại. Nếu các vết sẹo lõm ít gây phản cảm hơn thì các vết sẹo lồi với phần mô biểu bì, tế bào bị tăng sinh quá mức tạo thành các cục u nhô cao trên bề mặt lại gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
Sẹo lõm hình thành do quá trình phục hồi lượng tế bào không được sản sinh đủ, trong khi đó, sẹo lõm lại được tạo ra do các tế bào bị tăng sinh quá mức. Và nguyên do dẫn đến hiện tượng này có thể đến từ chế độ ăn uống của bạn bị sai lầm, dung nạp các thực phẩm như rau muống, xôi, nếp, tôm. Chưa kể, khi bạn dùng tay va chạm, hay sờ cạy nặn trên vùng da đang phục hồi sau mụn cũng sẽ vô tình kích thích tế bào được sản sinh nhiều hơn.
Nguyên tắc điều trị sẹo lõm và sẹo lồi khác nhau. Vậy có những phương pháp điều trị sẹo lồi do mụn nào hiệu quả?
Bôi thuốc trị sẹo
- Bôi thuốc trị sẹo là phương pháp đơn giản nhất và phổ biến nhất. Bạn sử dụng các sản phẩm, các loại thuốc bôi trị mụn chuyên dụng được bày bán tại các hiệu thuốc như thuốc dán gel Silicon, Dermatix Ultra, Hiruscar, Nacurgo,... Trong các loại thuốc bôi này đa phần sẽ có hai công dụng đó là dưỡng ẩm giúp cho phần da sẹo lồi mềm, không chai cứng và thứ hai là các hoạt chất ức chế quá trình tăng sinh của tế bào. Từ đây cũng các vết sẹo lồi dần xẹp.
- Phương pháp trị sẹo lồi do mụn này có ưu điểm đó là đơn giản, tiện lợi và có thể áp dụng ngay tại nhà. Tuy nhiên, về mức độ hiệu quả chỉ ở mức tương đối, khó có thể cải thiện hoàn toàn các nốt sẹo lồi to.
- Nói cách khác, phương pháp này chỉ phù hợp với những nốt sẹo lồi do mụn nhỏ, còn mới và mềm.
Tiêm sẹo
- Đây được xem là phương pháp phổ biến nhất trong y khoa và thường được các bác sĩ chọn lựa. Trong phương pháp này bác sĩ sẽ dùng kim tiêm để đưa các hoạt chất như Steroid, Interferon, 5-flurouracil,... vào trong các mô sẹo lồi. Các hoạt chất này có chung nhiệm vụ đó là sẽ ức chế việc tổng hợp collagen, elastin. Do đó, khi collagen bị vô hiệu, các nốt sẹo lồi cũng dần xẹp lại.
- Phương pháp này ưu điểm chính là yếu tố nhanh gọn, tuy có hơi gây nhói trong lúc tiêm thuốc nhưng sẽ giảm nhanh cơn đau sau đó.
- Thêm vào đó, phương pháp này chỉ phù hợp trong những trường hợp sẹo lồi nhỏ, cỡ trung. Chưa kể, nếu không biết điều chỉnh về mặt liều lượng, thao tác khi tiêm có thể vô tình khiến vùng da đó bị teo lại gây sẹo rỗ, hoặc ảnh hưởng đến các mao mạch, vùng da lân cận.
Phẫu thuật
- Trong trường hợp các vết sẹo lồi đã bị chai cứng, lâu năm và có kích thước tương đối lớn thì bạn không thể áp dụng bằng các phương pháp kể trên. Mà thay vào đó, trong y khoa các bác sĩ còn có thể áp dụng phẫu thuật bóc tách, cắt sẹo lồi.
- Ưu điểm của phương pháp này chính là có thể bóc tách, loại bỏ gần như toàn bộ phần u sẹo lồi, phần tế bào bị tăng sinh. Chỉ với một lần phẫu thuật bạn đã có thể loại bỏ được những nốt sẹo lồi do mụn, làn da được san bằng.
- Tuy nhiên, phương pháp này lại có những bất cập đó bạn sẽ mất thời gian để vùng da đó phục hồi, lành lại. Cũng như bạn sẽ phải hết sức cẩn trọng trong quá trình chăm sóc da bởi đã có tạo thành vết thương hở. Nếu chăm sóc không đúng cách có thể gây viêm nhiễm, hình thành sẹo lõm hay sẹo lồi trở lại.
- Đặc biệt, trong trường hợp những ai có cơ địa sẹo lồi thì với phương pháp phẫu thuật này nguy cơ bị sẹo lồi trở lại là vẫn có, nên bạn cần chú ý đặc biệt không ăn uống các thực phẩm dễ sinh sẹo lồi, không đụng tay lên vùng da đó sau phẫu thuật.
Laser
- Trong trường hợp sẹo lõm, bước sóng laser làm nhiệm vụ kích thích cơ chế tăng sinh collagen tự thân của da để làm đầy, san bằng lan da thì với sẹo lồi, tia laser sẽ làm nhiệm vụ tiêu hủy đi vùng collagen dư thừa. Thêm vào đó, về nguyên lý tia laser sẽ đốt cháy phần mạch máu dẫn nguồn nuôi dưỡng đến ổ sẹo. Không còn nguồn nuôi dưỡng, các vết sẹo sẽ từ từ thuyên giảm, xẹp dần.
- Có thể nói, phương pháp điều trị sẹo lồi do mụn bằng laser mang đến nhiều khó khăn hơn. Phương pháp này đòi hỏi bác sĩ phải thật chắc tay, căn chỉnh bước sóng laser cũng như căn thời gian, lượng tế bào sẽ bị tiêu đốt để tránh gây nên tình trạng quá nhiều tế bào bị phá hủy sẽ hình thành sẹo lõm.
- Do vậy, phương pháp điều trị sẹo lồi do mụn bằng laser có thể sẽ phải thực hiện nhiều lần thay vì một lần để mang đến kết quả như ý nhất cho khách hàng. Bạn phải thật cẩn trọng trong khâu chọn bác sĩ, phòng khám, cơ sở làm đẹp uy tín để tránh trường hợp sẹo càng thêm sẹo.
- Theo nhiều nhận đính, đánh giá của các bác sĩ da liễu thì phương pháp laser cũng vẫn có nguy cơ sẹo lồi quay trở lại, do khả năng tiêu diệt mạch máu nguồn nuôi dưỡng ổ sẹo cũng chỉ là tương đối. Do đó, các bác sĩ khuyên người bệnh cần kết hợp thêm phương pháp khác như tiêm sẹo để cải thiện sẹo lồi toàn diện hơn.