Nặn mụn không hề dễ dàng như nhiều bạn vẫn nghĩ. Không những mụn nhiều hơn, mụn thâm sẹo rỗ mà thậm chí nguy kịch tính mạng nếu nặn phải các nốt mụn ác tính. Tại sao càng nặn mụn càng lên? Đi tìm câu trả lời và giải pháp ngay dưới đây!
Tại sao càng nặn mụn càng lên?
Tự nặn mụn tại nhà không phải là điều xa lạ với những ai phải ‘sống chung” với mụn. Tuy nhiên, dù đã phải đối diện với tình trạng mụn lâu như thế nhưng không phải ai cũng đủ kinh nghiệm và tự điều trị hết mụn tại nhà.
Và đó cũng là lý do rất nhiều bạn thường hay thắc mắc tại sao càng nặn mụn càng lên và không ít người phải đối diện với hậu quả mụn lây lan nhiều hơn, nghiêm trọng hơn chỉ vì nặn mụn sai cách.
Về cơ bản có nhiều lý do dẫn đến hiện trạng trên:
- Nặn phải mụn chưa “già”
Thực tế, việc nhận định và xác định thời gian đã “chín” của mụn sẽ rất khó với nhiều bạn. Nếu mụn đầu đen, đầu trắng có thể dễ dàng xác định hơn thì mụn bọc mủ, mụn mủ, mụn ác tính lại rất khó.
Bạn phải xác định nốt mụn đó đã khô và gom còi hay chưa mới có thể nặn mụn. Và ngược lại khi bạn nặn mụn tại thời điểm mụn còn non, phần dịch mủ, máu nhiễm trùng, vùng da tổn thương dưới ổ mụn sẽ dễ bị tác động và lây lan sang những vùng da lân cận. Và từ đó, các vi khuẩn sẽ xâm nhập dưới nang lông gây nên mụn mới.
- Không vệ sinh da mặt sạch trước khi nặn
Khi da mặt không được vệ sinh sạch sẽ, các bụi bẩn và vi khuẩn vẫn còn trên da. Và sau đó, khi nặn mụn tạo nên vết thương hở, bụi bẩn và vi khuẩn sẽ nhanh chóng xâm nhập và tạo nên ổ mụn mới, lớn hơn, nghiêm trọng hơn vì vùng da tổn thương dưới nang lông hiện đã nhiều hơn trong quá trình nặn mụn.
- Không vệ sinh tay và dụng cụ nặn mụn
Tay và dụng cụ nặn mụn chính là “cầu nối” để vi khuẩn, bụi bẩn có thể xâm nhập trực tiếp vào các nốt mụn sau khi vừa được nặn. Chính vì vậy bạn cần rửa sạch tay, khử trùng dụng cụ nếu không muốn mụn lây lan nhiều hơn. - Không nặn hết nhân mụn
Phần da sau nặn mụn chỉ có thể phục hồi tái tạo tế bào da mới khi nhân mụn, dịch mủ đã được lấy sạch hoàn toàn. Nếu nhân mụn vẫn còn dưới ổ mụn, chỉ ngày sau tại ổ mụn đó sẽ dễ hình thành sưng viêm và nốt mụn mới thậm chỉ còn chứa nhiều dịch mủ hơn. - Chăm sóc sau nặn mụn không đúng cách
Sau khi nặn mụn là khoảng thời gian làn da tái tạo phục hồi. Và vì vậy, phần da rất yếu, mỏng và dễ kích ứng. Khi bạn không vệ sinh lại da sau nặn mụn, sử dụng các sản phẩm skincare quá sớm như tẩy trang, sữa rửa mặt, tẩy da chết có thể khiến da dễ kích ứng và nổi mụn.
Hướng dẫn nặn mụn tại nhà đúng cách
Tuy rằng nặn mụn tại nhà ẩn chứa nhiều rủi ro nhưng nếu bạn biết xác định thời điểm mụn đã “chín muồi” và quy trình nặn mụn chuẩn khoa học, bạn sẽ sớm chặn đứng được tình trạng càng nặn mụn càng nhiều.
- Bước 1: Vệ sinh da mặt
Việc đầu tiên trong chu trình nặn mụn bạn cần rửa mặt thật sạch để tránh bụi bẩn, vi khuẩn sót lại và xâm nhập vào vết thương hở sau nặn mụn. Đừng quên vệ sinh tay trước khi rửa mặt. Bạn cần thực hiện đầy đủ bước tẩy trang, sữa rửa mặt, tẩy da chết. Hãy ưu tiên sử dụng các sản phẩm phù hợp với tình trạng da của bạn, dầu mụn hay khô mụn.
- Bước 2: Vệ sinh tay và dụng cụ nặn mụn
Sau khi đã vệ sinh da mặt bạn cần rửa sạch lại tay vì tay sẽ là “dụng cụ nặn mụn” tự nhiên vô cùng hữu hiệu. Nhưng cũng là con đường vi khuẩn đến với ổ mụn nhanh nhất. Ngoài ra dụng cụ nặn mụn cũng cần được khử trùng. Bạn có thể dùng cồn, oxy già hay nước nóng 100 độ.
- Bước 3: Xông hơi
Đây được xem là bước khởi đầu của việc đưa nhân mụn ra ngoài. Dưới tác động, sức nóng của hơi nước nóng lỗ chân lông sẽ giãn nở, các nhân mụn sẽ được đẩy trên bề mặt da. Từ đó công tác lấy mụn cùng được dễ dàng thực hiện hơn.
- Bước 4: Nặn mụn
Đầu tiên hãy dùng một đầu nhọn của dụng cụ nặn mụn tạo nên một vết thương nhỏ trên đầu nhân mụn. Đó là thao tác nhằm “mở đường” cho nhân mụn dễ ra ngoài hơn. Sau đó, hãy dùng đầu ngón tay nên bọc bông tẩy trang để có thể thấm dịch mủ hoặc máu nhiễm trùng từ ổ mụn. Rồi tiếp tục dùng lực ấn đầu ngón tay cung quanh ổ mụn dồn về hướng trung tâm để đẩy mụn ra.
Hãy thao tác thật nhẹ nhàng tránh dùng lực quá mạnh khiến các mao mạch xung quanh ổ mụn bị vỡ dễ để lại thâm mụn.
- Bước 5: Chăm sóc sau nặn mụn
Sau khi nặn mụn bạn cần vệ sinh lại da với nước muối sinh lý và thực hiện 2-3 ngày sau đó, tránh skincare sớm gây kích ứng da.
Nên đắp mặt nạ dưỡng giảm sưng, dịu da, và dùng miếng dán mụn để che chắn vết thương hở, vừa bổ sung dưỡng chất vừa tạo môi trường lý tưởng thúc đẩy tái tạo phục hồi da.
Cần che chắn, bảo vệ chống nắng cho da trước khi ra ngoài.
Nặn mụn không hề dễ dàng như nhiều bạn vẫn nghĩ. Không mụn nhiều hơn, mụn thâm sẹo rỗ mà thậm chí nguy kịch tính mạng nếu nặn phải các nốt mụn ác tính.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu được nguyên do tại sao càng nặn mụn càng lên và làm thế nào để khắc phục tình trạng đó. Để lại câu hỏi nếu bạn vẫn còn thắc mắc cần được giải đáp.