Không chỉ do bít tắc lỗ chân lông, nguyên nhân nổi mụn trên mặt còn đến từ những yếu tố khác bên trong cơ thể. Hãy tham khảo vị trí mọc mụn trên khuôn mặt nói lên điều gì dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Mụn là vấn đề da liễu phổ biến. Chắc hẳn rất nhiều người đã và đang gặp phải vấn đề này. Mặc dù, nguyên nhân chính gây nên việc nổi mụn đến từ thói quen vệ sinh làn da không đảm bảo, lạm dụng mỹ phẩm, môi trường ô nhiễm…
Thế nhưng vẫn có những trường hợp, dù đã đảm bảo những yếu tố kể trên nhưng mụn vẫn dai dẳng, tái phát liên tục trên bề mặt da. Vậy lý do là gì?
Chắc hẳn nhiều người không biết rằng, việc nổi mụn trên mặt cũng có thể đến từ các cơ quan nội tạng gặp trục trặc. Đó là lý do các vị trí mọc mụn trên mặt có thể dự báo được các vấn đề mà sức khỏe đang gặp phải.
Tham khảo ngay để biết cách điều trị sao cho hiệu quả và dứt điểm mụn trên gương mặt nhé!
1. Bị mụn ở trán và lông mày là do đâu?
Bạn có biết rằng nếu mụn mọc ở trán thì nguyên nhân có thể đến từ việc bạn đang quá căng thẳng, tinh thần mệt mỏi, đầu óc stress hay không.
Bị mụn ở trán và lông mày là do đâu?
Lý do là vì khi cơ thể phải chịu đựng các cơn stress thì sẽ có phản ứng giải phóng ra một lượng lớn hormone adrenaline. Đây được coi là loại nội tiết tố kích thích tuyến dầu hoạt động mạnh.
Từ đó, trên bề mặt da sẽ tích tụ một lượng lớn bã nhờn, có thể gây bít tắc lỗ chân lông - nguồn cơn của những nốt mụn trên trán.
- Để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra, bạn luôn phải ưu tiên việc thư giãn cơ thể, giữ cho tinh thần luôn thoải mái.
- Cân bằng chế độ học tập, làm việc và vui chơi giải trí để không gặp phải căng thẳng.
- Bên cạnh đó, đừng quên ngủ sớm, đủ giấc và uống nhiều nước để cả thể chất lẫn tinh thần đều khỏe mạnh hơn.
Với trường hợp mụn mọc ở giữa 2 lông mày, có thể lý do đến từ gan của bạn đang gặp vấn đề.
Cơ quan nội tạng này thường bị quá tải, suy giảm chức năng do thói quen ăn uống kém điều độ và không khoa học.
Cụ thể như bạn bổ sung quá nhiều thực phẩm giàu năng lượng: đường, sữa, chất béo... hoặc thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng.
Vì vậy, nhằm loại bỏ các nốt mụn xấu xí và cứng đầu trên lông mày, hãy cố gắng duy trì chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, tránh xa đồ uống có cồn, chất kích thích, thức ăn nhanh...
2. Mụn mọc ở hai bên má là dấu hiệu bệnh gì?
Nếu ở 2 bên má của bạn xuất hiện các nốt mụn thì có thể một số cơ quan trong cơ thể đang gặp vấn đề nhất là gan và phổi.
Mụn mọc ở hai bên má là dấu hiệu bệnh gì?
- Mụn nổi ở khu vực má trái thường do gan và mật trục trặc, nóng trong người, cơ thể tích tụ độc tố.
Với trường hợp này hãy uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây, bổ sung các loại thực phẩm có tính hàn như bí đao, dưa chuột, khổ qua… Lúc này cơ thể sẽ được làm "mát" và mụn cũng dần biến mất. - Mụn nổi ở vùng da bên má phải thì hãy xem xét liệu phổi có đang trục trặc không.
Để khắc phục hãy tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi. Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao để tăng cường chức năng của phổi. - Bên cạnh đó, mụn nổi trên má cũng có thể do thói quen thường đưa tay sờ lên má, các vật tiếp xúc trực tiếp với vùng da này như: điện thoại, chăn gối, khẩu trang nhiễm khuẩn.
Vì vậy, đừng quên vệ sinh các vật dụng trên và da tay thật sạch, tránh sờ lên mặt để hạn chế tình trạng mụn mọc trên má xảy ra.
3. Vị trí mọc mụn ở
mũi nói lên điều gì?- Mụn mọc ở mũi thường là do cơ thể có vấn đề về hệ tiêu hóa hoặc thiếu chất.
- Một số trường hợp khác cũng có thể là tuần hoàn máu kém lưu thông.
- Độc tố tích tụ bên trong, rối loạn nội tiết tố, ăn kiêng kém khoa học cũng là nguyên nhân gây mọc mụn ở mũi.
Vị trí mọc mụn ở mũi nói lên điều gì?
- Để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng mọc mụn ở mũi, bạn không nên bổ sung vào cơ thể những thực phẩm có tính hàn, gây lạnh bụng như ốc, hải sản...
- Thay vào đó, chế độ ăn uống cần đảm bảo dinh dưỡng và hỗ trợ tốt nhất cho đường tiêu hóa như: khoai lang, sữa chua, đu đủ chín…
4. Nguyên nhân nổi mụn ở cằm và xung quanh miệng
- Việc ăn uống không điều độ, bổ sung thực phẩm chứa quá nhiều tính axit như chanh, dưa chua, giấm,... sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hóa và cũng là nguyên nhân gây nổi mụn ở cằm và xung quanh miệng.
- Ngoài ra, ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, không vệ sinh vùng da cằm, xung quanh miệng sạch sẽ cũng sẽ gây ra tình trạng này.
Nguyên nhân nổi mụn ở cằm và xung quanh miệng
- Bên cạnh đó, việc rối loạn nội tiết tố trong giai đoạn mang thai hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt cũng khiến lượng dầu nhờn trên da tiết ra nhiều hơn, gây nổi mụn ở vùng cằm, quai hàm và cổ.
Để hạn chế tình trạng này, hãy duy trì chế độ ăn uống khoa học, vệ sinh làn da thường xuyên, giữ tinh thần và cơ thể luôn khỏe mạnh và thoải mái.