Kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học đều có những ưu và nhược điểm khác nhau, phù hợp với từng loại da khác nhau. Vậy nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học?

BẠN ĐỌC HỎI: “Chào bác sĩ! Da em hiện nay thuộc da khô, vậy em nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học, loại nào sẽ tốt hơn. Mong bác sĩ cho em lời khuyên ạ.” - Mỹ Hạnh (20 tuổi, Tân Phú)

BÁC SĨ TRẢ LỜI: Chào Mỹ Hạnh! Hiện nay trên thị trường có nhiều loại kem chống nắng nhưng nhìn chung chúng ta thường chia thành hai loại chính: chống nắng vật lý và chống nắng hóa học. Và thực tế mỗi loại sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau cũng như phù hợp với từng loại da khác nhau. 

Dưới đây bác sĩ Khánh Huệ (Giám đốc Dr. Huệ Clinic & Spa) sẽ giúp bạn hiểu hơn về kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học, cũng như giúp bạn đưa ra sự lựa chọn hoàn hảo hơn. 

Ưu- nhược điểm kem chống nắng vật lý và hóa học

Kem chống nắng vật lý

Kem chống nắng vật lý bảo vệ da bằng lớp hàng rào được tạo nên từ các khoáng chất zinc oxide, titanium dioxide. Lớp hàng rào này sẽ khúc xạ lại tia UV từ ánh nắng mặt trời tránh xuyên qua da hay tác động lên da. 

Có thể nói, kem chống nắng vật lý khi thoa lên da sẽ tạo nên một lớp màng bao bọc trên bề mặt da mà không gây nên các hiện tượng phản ứng gây kích ứng da. 

  • Ưu điểm:

Thành phần lành tính, an toàn với làn da.

Kết cấu đa dạng: gel, sữa lỏng hoặc kem phù hợp với nhiều loại da

Tạo thành lớp chống nắng bền vững bên ngoài da trong thời gian dài

Phát huy tác dụng ngay khi vừa thoa kem chống nắng

  • Nhược điểm:

Thường tạo nên lớp màu trắng trên da, lệch tông gây thiếu thẩm mỹ

Lớp kem chống nắng vật lý thường dễ bị bôi khi tiếp xúc với nước, hay mồ hôi do hoạt động ngoài trời nhiều

Kem chống nắng hóa học

Nếu kem chống nắng vật lý tạo nên lớp hàng rào phản xạ lại tia UV thì lớp màng kem chống nắng hóa học lại hấp thụ tia UV, xử lý và phân hủy khuếch tán ra ngoài để hạn chế tối đa khả năng tia UV làm ảnh hưởng đến da. 

Lớp kem chống nắng hóa học được tạo nên nhờ các thành phần là các hoạt chất hóa học: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,... phản ứng trên da và tạo nên lớp màng bền chắc. Kem chống nắng hóa học chỉ xuất hiện những năm gần đây sau chống nắng vật lý, do đó khắc phục được một số nhược điểm của kem chống nắng cũ. 

Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa, kem chống nắng hóa học không có những nhược điểm. 

  • Ưu điểm:

- Lớp kem chống nắng hóa học thường mỏng nhẹ hơn và dễ dàng thẩm thấu vào da. Vậy nên hạn chế được tình trạng bít tắc lỗ chân lông. 

- Kem chống nắng hóa học được điều chế với chất kem mỏng nhẹ, tiệp màu da và thậm chí còn có thể làm lớp kem nền, đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ cho làn da sau khi thoa.

- Với khả năng kháng nước kem chống nắng hóa học đáp ứng được nhu cầu nhiều hơn của người dùng như hoạt động ngoài trời hay dưới nước. 

  • Nhược điểm:

- Các thành phần hóa học trong kem chống nắng hóa học có nguy cơ gây kích ứng da. 

- Lớp kem chống nắng kém bền vững hơn, nên cần dặm lại nhiều lần trong ngày. 

- Sau khi thoa kem chống nắng cần chờ đợi 20 phút để các hoạt chất ổn định và sẵn sàng bảo vệ da. 

- Với các làn da nhạy cảm, da dầu kem chống nắng hóa học có nguy cơ gây kích ứng cao. 

Ưu- nhược điểm kem chống nắng vật lý và hóa học

Ưu- nhược điểm kem chống nắng vật lý và hóa học

Nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học?

Có thể nói, kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Và do đó, kem chống nắng vật lý sẽ phù hợp với nhiều loại da hơn, với đa dạng kết cấu: dạng gel hay sữa lỏng có thể phù hợp với da dầu mụn, dạng kem phù hợp với làn da khô muốn giữ ẩm. 

Trong khi đó, kem chống nắng hóa học chỉ phù hợp với làn da khô, da thường. Đối với làn da dầu và da hỗn hợp hay da nhạy cảm thì kem chống nắng hóa học dễ có nguy cơ gây kích ứng và nổi mụn. 

Tuy nhiên, kem chống nắng hóa học lại đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ cho làn da sau khi thoa hơn, không gây bết dính hay bệt trắng trên da như kem chống nắng vật lý. 

Vậy nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học?

Về cơ bản, kem chống nắng vật lý và hóa học là sự bù trừ cho nhau về ưu- khuyết điểm.  

Sự tích hợp những ưu điểm của cả hai dòng kem chống nắng vật lý và hóa học để tạo nên một “siêu phẩm” đáp ứng được trọn vẹn nhu cầu của người dùng đã được ứng dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia và với nhiều thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng. 

Thay vì bạn phải sử dụng 2 loại kem chống nắng cùng lúc ẩn chứa nhiều rủi ro thì bạn hoàn toàn có thể chỉ cần sử dụng một loại kem chống nắng tích hợp cả hai hoại. Tuy nhiên, liệu kem chống nắng vật lý lai hóa học có thật sự an toàn?

Bạn hoàn toàn có thể an tâm về vấn đề này. Bởi lẽ, các nhà sản xuất sẽ cân nhắc thay thế các hoạt chất hữu cơ và điều tiết liều lượng các hoạt chất từ lớp màng lọc hóa học nhằm hạn chế tối đa khả năng kích ứng. Và bạn cũng đừng lo lắng rằng khả năng chống nắng sẽ bị giảm. Bởi lúc này làn da đã được bảo vệ đến 2 lớp màng hóa học và vật lý, nên tia UV sẽ không có cơ hội tiếp xúc với da. 

Nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học?

Nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học?

Và hơn hết, kem chống nắng cũng sẽ hạn chế việc gây bệt màu hơn, thấm nhanh giúp da thông thoáng hơn, tiệp màu da hơn. Chưa kể, các loại kem chống nắng này còn bổ sung các dưỡng chất giúp dưỡng ẩm, giúp hạn chế đổ dầu hay gây mụn cho da. 

Tuy nhiên, bạn vẫn cần dặm lại kem chống nắng trong ngày để đảm bảo lớp hàng rào kem chống nắng bảo vệ da. 

Tóm lại, thay vì phải đau đầu chọn kem chống nắng vật lý hay hóa học bạn có thể chọn sản phẩm “lai” giữa hai loại vừa đảm bảo duy trì lớp hàng rào bảo vệ da toàn diện vừa giúp hạn chế những khuyết điểm, hay rủi ro kích ứng. 

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu hơn về kem chống nắng cũng như có được sự lựa chọn sáng suốt cho bản thân!